Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Đưa công nghệ mới vào cải tạo sữa chữa và nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn

Thứ năm - 10/08/2017 03:43
Hội thảo ứng dụng công nghệ cào bóc gia cố và tái sinh nguội tại chỗ trong cải tạo sữa chữa và nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn tổ chức ở Hà Tĩnh với mục đích quảng bá, giới thiệu tính năng ưu việt của công nghệ mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, giá thành và không ảnh hưởng môi trường trong quá trình thi công.


Đại diện Cty CP Công nghệ bảo trì và Nâng cấp đường bộ Việt Nam trình bày những điểm ưu việt của công nghệ cào bóc gia cố và tái sinh nguội trong thi công làm đường.

Công nghệ gia cố tái sinh nguội tại chỗ là phương pháp thi công sử dụng máy chuyên dùng do hãng SAKAI Nhật Bản chế tạo. Thiết bị chuyên dụng có tính năng tiến hành đồng thời các chức năng phá vụn kết cấu mặt đường cũ theo chiều sâu và trộn đều với chất gia cố thành hỗn hợp vật liệu gia cố. Hỗn hợp được san phẳng và lu đầm chặt tạo thành lớp vật liệu có tính năng bền vững, nâng cao cường độ kết cấu áo đường lớn hơn 2 lần so với phương án sửa chữa nâng cấp truyền thống hoặc thay vật liệu mới.

Công nghệ cào bóc tái sinh nguội thích hợp để cải tạo mặt đường bê tông nhựa cũ có lớp móng trên bằng cấp phối đá hoặc đá dăm, cuội sỏi hoặc mặt đường cấp phối đá dăm cũ với chiều sâu tái sinh kết cấu áo đường cũ từ 8cm cho đến lớn hơn 30cm, chất kết dính thường là nhũ tương, bi tum bọt có hoặc không có phụ gia xi măng.


Toàn cảnh hội thảo.

Phương pháp thi công được tiến hành đồng thời với việc cào bóc, phay, trộn, rải lại và lu lèn bằng một tổ hợp xe máy liên hoàn nên thi công nhanh, chất lượng tốt và dễ kiểm soát chất lượng; có thể xử lý triệt để các vết nứt và biến dạng của lớp mặt đường cũ. Rất thích hợp khi thi công trên đường đang khai thác, có khả năng cho phép thông xe trực tiếp trên bề mặt lớp tái chế sau 1 - 3 ngày.

Tận dụng tối đa vật liệu cũ, tái chế lại nên ít phải sử dụng vật liệu bổ sung, giá thành rẻ hơn so với làm mới, có thể giảm tới 50% giá thành so với phương án làm đường bê tông xi măng và giảm 10% giá thành so với các phương pháp truyền thống và rút ngắn thời gian thi công đến 50% so với phương pháp khác; ít ảnh hưởng đến môi trường do ít phải sử dụng vật liệu đá bổ sung. Thi công bằng công nghệ này không gây ảnh hưởng đến các công trình phụ trợ trên tuyến.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Bùi Đức Đại - Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Tĩnh, đơn vị chủ trì Hội nghị cho biết: Hầu hết các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh là đường láng nhựa, nhiều tuyến đường hư hỏng xuống cấp, kinh phí để đầu tư xây dựng ngày càng eo hẹp, cắt giảm. Với nhiều điểm ưu việt, việc áp dụng công nghệ cào bóc gia cố và tái sinh nguội tại chỗ là điều rất cần thiết trong nâng cấp, làm mới các tuyến đường; đặc biệt là các tuyến đường đòi hỏi ít vốn, tiến độ nhanh. Vừa tiết kiệm chi phí, lại tiết kiệm thời gian”.


Thi công bằng công nghệ mới tại xã Yên Lộc, Can Lộc.

Ông Trần Đình Hải, Tổng Giám đốc Cty CP Công nghệ bảo trì và Nâng cấp đường bộ Việt Nam chia sẻ: “Công nghệ này đã được áp dụng, triển khai tại Nhật Bản cách đây hàng chục năm và mới du nhập vào Việt Nam. Sau khi cân nhắc, xem xét, ngày 23/5/2016, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 1588 cho phép ứng dụng rộng rãi công nghệ cào bóc gia cố và tái sinh nguội tại chỗ. Hiện tại, công nghệ này đang được nhiều địa phương áp dụng thi công”.

Hiện nay, công nghệ mới nói trên đã được triển khai và đạt hiệu quả cao tại một số tuyến đường xã Sơn Lộc và Yên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).

Tác giả bài viết: Phương Dung

Nguồn tin: www.baoxaydung.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay54,305
  • Tháng hiện tại885,032
  • Tổng lượt truy cập92,058,761
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây