Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh hối hả phòng chống bão “trái mùa”

Thứ ba - 25/07/2017 03:52
Rút kinh nghiệm ứng phó cơn bão số 2 cách đây gần 10 ngày và trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 4, từ chiều tối qua đến sáng nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã gấp rút triển khai các biện pháp phòng tránh nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.

Việc đưa tàu thuyền vào các âu thuyền đã được thị xã Kỳ Anh tiến hành từ sáng sớm nay. Các ngư dân đang tự giác, triển khai nhanh, sớm nhất việc di chuyển tàu bè vào nơi neo đậu an toàn, tránh gây thiệt hại lớn về tài sản.

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Tại khu vực kinh doanh mực nhảy Vũng Áng, các bè nổi đã được các chủ nhà hàng triển khai biện pháp tránh bão.

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Chủ bè mực Thoàn Liên cho hay, do thường xuyên nắm bắt thông tín thời tiết nên các chủ nhà hàng kinh doanh tại đây đều chủ động được các phương án phòng tránh bão, rất ít khi bị thiệt hại nặng.

Theo ghi nhận đến trưa nay (25/7), toàn bộ 20 hộ kinh doanh mực nhảy tại Vũng Áng đã di chuyển thuyền bè về nơi tránh trú bão an toàn.

Để ứng phó với mưa bão, thị xã Kỳ Anh sẽ cấp phát hơn 20.000 bao bì cho các xã, phường, nhất là những địa điểm trọng yếu để sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra do mưa to, gió lớn.

*Từ sáng sớm nay, người dân ven biển Lộc Hà đã chủ động chằng chống nhà cửa, ngư dân đã đưa thuyền neo đậu an toàn tại âu trú bão.

 

Trung tá Trần Đình Chiến - Phó chỉ huy trưởng Đồn Biên phòng Cửa Sót cho biết, ngay khi có thông tin cơn bão số 4, chúng tôi đã phối hợp kêu gọi tàu thuyền và giúp đỡ ngư dân neo đậu, giằng néo thuyền. Đến nay, các tàu thuyền ngư dân địa phương đã vào âu trú ẩn an toàn. Còn 6 tàu với 36 ngư dân Thạch Kim, Thạch Bằng không về Cửa Sót cũng đã vào trú ẩn an toàn tại đảo Bạch Long Vĩ và Cát Bà.

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh cho biết, hiện còn một số tàu lớn đang chờ ngoài âu, khi triều lên sẽ vào. Thông thường bão sẽ kèm theo triều nhưng nếu không có triều, thì sẽ rất nguy hiểm vì tàu to khó vào âu. Chúng tôi đang theo dõi và đã có phương án xử lý trong trường hợp bão vào mà không có triều.

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Ngư dân Lê Văn Nghệ (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) cho biết, khi nghe tin bão, chúng tôi đã cho tàu vào âu Cửa Sót Hà Tĩnh neo đậu, giằng néo cẩn thận để khỏi ảnh hưởng. Chúng tôi sẽ không mạo hiểm ra đánh bắt trong thời điểm này, mặc dù trước bão cá rất nhiều. Khi bão tan, an toàn, chúng tôi mới ra khơi...

Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Cẩm Xuyên đã tổ chức họp triển khai gấp các phương án phòng, chống bão số 4 và kiểm tra các điểm, khu vực bị ảnh hưởng trọng yếu.

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Đến thời điểm này, 1.038 tàu cá các loại cuả ngư dân trong toàn huyện đã về nơi neo đậu an toàn. Các tàu cá của ngư dân trên địa bàn đang hoạt động ở ngoại tỉnh khu vực từ Bình Định trở ra đều đã nhận được thông tin về bão số 4, cũng đều đã về nơi neo đậu an toàn. Huyện cũng đã thực hiện di dời 24 hộ dân ở khu vực Cồn Gò (Cẩm Nhượng) lên vùng an toàn.

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Mực nước ở các hồ đập trên địa bàn hiện nay đang ở ngưỡng an toàn (hồ Kẻ Gỗ 29,56m/32,5m, hồ Thượng Tuy 22,16m/24,5m, hồ Sông Rác 22,10m/23,2m). Với mực nước hiện nay và nếu lượng mưa phổ biến từ 100 - 200mm thì chưa phải xả tràn, nếu trên 200mm huyện sẽ xem xét việc xả tràn.

Hiện hệ thống cống thoát nước trong toàn huyện đều được trực 24/24h, đảm bảo vận hành tiêu úng cho hoa màu và chống ngập các vùng nuôi trồng thủy sản. Các địa phương trong toàn huyện Cẩm Xuyên đã sẵn sàng các phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, hậu cần sẵn sàng đáp ứng nếu có tình huống xảy ra.

* Huyện Nghi Xuân đã họp gấp nhằm triển khai hàng loạt các giải pháp ứng phó.

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Bí thư huyện ủy Trần Báu Hà nhấn mạnh: Dự kiến bão số 4 sẽ đổ bộ vào Hà Tĩnh vào khoảng 22 giờ đêm nay. Vì vậy, trước đó, khoảng 18 giờ tối nay, việc di dời hơn 1.000 hộ dân tại các khu vực xung yếu như: Xuân Hội, Cương Gián, Xuân Lam, Xuân Lĩnh… phải hoàn tất

Theo đó, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) và TKCN các xã ven biển phối hợp với Đồn Biên phòng Lạch Kèn theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền; hướng dẫn, sắp xếp việc neo đậu đảm bảo an toàn đối với các tàu thuyền, kể cả tàu vận tải và tàu du lịch.

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Tàu thuyền tránh trú bão tại Cảng Xuân Hội

Các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ và cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh; các xã bãi ngang ven biển sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn về người, tài sản tại các khu vực ven biển trên các phương tiện: lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản; các xã: Xuân Lam, Xuân Hồng, Xuân Lĩnh, Xuân viên, Cổ Đạm sẵn sàng sơ tán dân đến nơi an toàn khi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Huyện Nghi Xuân bố trí lực lượng thường trực và chủ động vận hành các công trình tiêu thoát nước, đảm bảo an toàn cho diện tích lúa và hoa màu. Riêng xã Xuân Liên, cử cán bộ thường xuyên tại cầu Đồng Trá và bố trí máy đào khi có mưa lớn nước rào Mỹ Dương tiêu thoát không kịp phải cho máy đào đường tạm để tiêu thoát lũ…

* Tại cuộc họp triển khai ứng phó mưa bão, lãnh đạo UBND huyện Hương Khê yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang và các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu hộ - cứu nạn, sẵn sàng lực lượng khi có yêu cầu; tổ chức thường trực 24/24h, chủ động nắm bắt, cập nhật diễn biến của mưa bão; triển khai kịp thời các phương án ứng phó, tuyệt đối không để tình trạng mất thông tin liên lạc.

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Đồng thời chủ động thoát nước đệm, đảm bảo an toàn diện tích lúa và hoa màu, hạn chế thiệt hại do mưa lũ, đảm bảo an toàn lưới điện, chuẩn bị sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện, trực tiếp xuống tận cơ sở đôn đốc các địa phương tránh tình trạng để xảy ra thiệt hại lớn về tài sản và người… Đặc biệt, chú ý đến các vùng trọng điểm xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao, các công trình đang thi công giang dỡ , kịp thời cảnh báo ngăn chặn người và phương tiện qua lại vùng, cầu và các tuyến đường ngập lũ.

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Hương Khê đã xuất hiện mưa to

Ông Nguyễn Văn Việt – Phó Ban chỉ huy PCTT – TKCN huyện Hương Khê yêu cầu các địa phương đảm bảo công tác an toàn giao thông, cảnh báo kịp thời vùng xung yếu bằng biển báo sào ngăn, cấm các phương tiện hoạt động trên sông, nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng mưa lũ đi đánh cá trên sông; các vùng núi đề phòng lũ quét, cấm người dân vào rừng, chủ động kiểm tra phòng ngừa các hồ đập, hồ chứa nước như: đập Đá Hàn, Khe Trồi...

*Trưa nay, Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Kỳ Anh họp nhanh rà soát phòng chống bão số 4. Đến đầu giờ chiều nay, hơn 600 tàu thuyền các xã vùng biển Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Khang và một số tàu tuyền địa phương bạn đanh đánh bắt trên vùng biển Kỳ Anh đã được hướng dẫn di chuyển về nơi tránh trú bão an toàn; riêng xã Kỳ Xuân có 17 tàu thuyền đánh bắt xa bờ (công suất trên 90 CV đang đánh bắt trên các ngư trường đã di chuyền về nơi trú bão tại các âu thuyền tỉnh bạn (10 tàu trú tại Thanh Hóa, 7 tàu trú tại Quảng Bình).

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Ngư dân thôn Xuân Phú Kỳ Xuân đưa tàu thuyền lên bờ tránh bão số 4

Lực lượng đoàn thành niên phối hợp với công an, bộ đội giúp nhân dân các vùng có nguy cơ ngập lụt giằng néo nhà cửa, di dời, kê cao tài sản và chủ động các phương án di dân dân đến vùng cao trú bão an toàn.

BCĐ huyện đã phân công cán bộ bám sát cơ sở, chỉ đạo các xã vùng thượng, vùng trũng có nguy cơ ngập lụt chủ động các phương án di dời dân, giúp dân kê kích tài sản, di chuyển đàn gia súc, gia cầm đến nơi cao ráo. Các ngành, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang bố trí lực lượng hỗ trợ các địa phương gia cố các đọan đê xung yếu, hồ đập, các tuyến đường giao thông bị sạt lở do bão số 2 gây ra và cắm biển cảnh báo bố trí lực lượng túc trực tại các điểm, các tuyến giao thông có nguy cơ ngập lụt nguy hiểm nhằm hạn chế thiệt hai do mưa lũ gây ra, chủ động giúp địa phương các phương án bảo vệ hệ thống ao hồ nuôi trồng thủy sản…

Ngay sau cuộc họp, lãnh đạo huyện đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác gia cố sạt lở mố cầu Hói Trung và đập Rà Trường (xã Kỳ Lạc) bị sạt lở sau bão số 2 nhằm sẵn sàng ứng phó bão số 4.

*UBND huyện Hương Sơn giao các địa phương, trước 16 giờ chiều nay (25/7), phải chuẩn bị xong bao tải, đất, cát, phương tiện tại chân công trình để sẵn sàng công tác ứng cứu khi có tình huống xấu xẩy ra, nhất là ở các công trình xung yếu, các công trình có nguy cơ mất an toàn cao như: đập Khe Điếc, đập Khe Su, đập Quát, đập Khe Mơ, đập Cơn Trường, đập Khe Nhảy, đê Tân Long...

Đối với các xã có nguy cơ xẩy ra lũ quét, sạt lở đất, gồm: Xã Sơn Ninh, xã Sơn Mỹ, xã Sơn Tiến, xã Sơn Giang, xã Sơn Tây, xã Sơn Quang, xã Sơn Lĩnh, xã Sơn Hồng, thị trấn Tây Sơn, xã Sơn Kim 1, xã Sơn Kim 2 rà soát các hộ có nguy cơ xẩy ra lũ quét, sạt lở đất, báo cáo về UBND huyện trước 16 giờ ngày 25/7/2017.

UBND huyện cũng giao Ban A huyện chỉ đạo nhà thầu triển khai phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các công trình đang thi công như: Cầu Trung Lưu, cầu Hải Thượng Lãn Ông và các công trình đang thi công khác; phối hợp với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh và UBND xã Sơn Hàm bố trí cán bộ trực tại công trình đập Khe Mơ và chuẩn bị phương tiện, máy móc sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xẩy ra.

*Được dự báo là một trong những địa phương có nhiều khả năng tâm bão số 4 sẽ đi qua, huyện Thạch Hà đã gấp rút hội ý nhanh, rà soát, phân công trách nhiệm cho các thành viên BCH PCTT - TKCN và các địa phương triển khai lực lượng để đổi phó với bão.

ha tinh hoi ha phong chong bao trai mua

Với tốc độ gió vùng tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10, mưa lớn kèm theo biển động mạnh, sóng biển dâng cao từ 3 - 5 mét; nguy cơ sóng lũ triều cường ở các xã vùng biển cửa như: Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Lạc, Thạch Văn, Thạch Trị, Thạch Hội cũng như sạt lở đất ở các xã vùng trà sơn như: Bắc Sơn, Nam Hương, Thạch Điền, Thạch Xuân, Ngọc Sơn là rất lớn.

Tại cuộc hội ý và triển khai nhanh các phương án, huyện đã giao các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn, lãnh đạo các ban phòng ngành xuống địa bàn, bám nắm cơ sở, nhất là những vùng xung yếu chỉ đạo triển khai lực lượng; tập trung công tác tuyên truyền để bà con nhân dân nắm bắt được tình hình diễn biến của bão để có các biện pháp đói phó hiệu quả nhất.

 

Ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh

   

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 ở khu vực Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến: 20 – 70mm, riêng tại Kỳ Anh và Hòa Duyệt đã có mưa rất to: 117 - 121mm. Gió ở vùng ven biển khu vực có gió mạnh cấp 4 – cấp 5, giật cấp 6 - 7.

Hồi 14 giờ ngày 25/07, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 26/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7.

Cấp độ rủi ro thiên tai bão: cấp 3.

Từ chiều nay, khu vực ven biển có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Vùng biển Hà Tĩnh có gió mạnh dần lên cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Sóng biển cao từ 2 - 4 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3

Trong ngày 25 và 26/7, khu vực Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa cả đợt phổ biến từ 100 - 200mm, có nơi trên 250mm. Trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, khả năng xảy ra một đợt lũ với đỉnh lũ dự báo ở mức báo động I - II, có nơi trên báo động II. Mưa lớn tập trung vào chiều tối, đêm nay và sáng sớm ngày mai (26/7). Cần đặc biệt đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng ở vùng trũng.

Nhóm PV-CTV/baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập284
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại836,791
  • Tổng lượt truy cập92,010,520
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây