Học tập đạo đức HCM

Khi nông dân và doanh nghiệp cùng tư duy

Thứ tư - 31/12/2014 02:49
Vẫn đồng đất ấy, vẫn là chuyện cây lúa, cây rau. Chỉ khác, người nông dân không còn một mình lo toan trên những mảnh ruộng vốn rất nhỏ lẻ của mình. Ở đó, họ cùng doanh nghiệp (DN) bắt tay, cùng tư duy, suy nghĩ; cùng chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi. Dẫu chưa đủ sức làm nên một cuộc cách mạng trên đồng ruộng, nhưng mấy cái "cùng” ấy đã khiến đồng đất của họ sinh lời nhiều hơn, giúp họ yên tâm bám đất, bám đồng.
Như nhiều hộ nông dân ở các huyện phía nam tỉnh Nam Định, gia đình anh     Nguyễn Văn Huấn (xã Trực Thái, huyện Trực Ninh) cũng chỉ được chia vài sào ruộng khoán. Với 2 vụ lúa một năm, dẫu đã "trổ” hết tài thâm canh mỗi năm gia đình anh cũng chỉ thu được chừng 2 tấn thóc, chẳng gánh gồng nổi nhu cầu chi tiêu của gia đình, dù là tối thiểu. Dẫu đã xoay xở thêm bằng việc thả vài con lợn nuôi theo kiểu "bỏ vặt lấy tột”, lúc nông nhàn ai thuê gì làm nấy nhưng như lời anh Huấn: khó vẫn hoàn khó! 
 
Chuyện đã khác, khi cách đây vài năm, gia đình anh và nhiều hộ nông dân khác ở địa phương cùng hợp tác với DN Cường Tân-một DN chuyên kinh doanh dịch vụ nông nghiệp ở địa phương. Phương thức anh Huấn và các hộ gia đình khác hợp tác với Cường Tân cũng rất đơn giản: họ cho Cường Tân thuê lại diện tích ruộng được giao quyền canh tác. Sau khi thuê được ruộng của bà con, Cường Tân dồn đổi thành những cánh đồng lớn, đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất như đường giao thông, mương máng tưới tiêu. Tiếp đó, trên cơ sở đăng ký, Cường Tân giao lại ruộng đất cho những nông dân như anh Huấn để sản xuất lúa giống theo quy trình kỹ thuật của công ty. Sản phẩm lúa giống anh Huấn hay các hộ nông dân nhận khoán khác làm ra được Cường Tân thu mua lại. Với "công thức” hợp tác này, anh Huấn cho biết mình đã và đang có 2 khoản thu nhập trên thửa ruộng của mình. Thứ nhất, là tiền cho Cường Tân thuê ruộng, thứ hai, là lợi nhuận thu được từ bán lúa giống cho Cường Tân sau khi đã trừ các khoản chi phí. Cụ thể, ngoài khoản thu 80kg thóc/sào từ việc cho Cường Tân thuê ruộng, mấy năm nay anh có khoản thu nhập, như lời anh trước đó chẳng dám nghĩ đến- từ việc  nhận khoán sản xuất 10ha lúa giống. Theo anh Huấn, từ 10ha này, mỗi năm hai vụ chiêm, mùa anh thu gần 40 tấn lúa giống. Bán lại cho Cường Tân với mức giá giao động trên dưới 30.000 đồng/kg, trừ các loại chi phí anh thu lãi 300-400 triệu đồng/năm…
 
Kể về sự ra đời của Cường Tân cũng như mô hình DN đang hợp tác làm ăn với nông dân địa phương, anh Đoàn Văn Sáu - Giám đốc DN Cường Tân chia sẻ, mình gắn bó với nông dân từ rất sớm. Ngay sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp nông nghiệp của tỉnh, anh về quê-xã Trực Hùng (Trực Ninh)-mở cửa hàng kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ  phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu cung cấp lúa giống cho nông dân địa phương. DN Cường Tân ra đời trên nền tảng này. Từ chỗ chỉ kinh doanh, kiếm chút lãi chênh lệch, anh Sáu nung nấu ý định phải chủ động sản xuất được loại sản phẩm này, trước hết vì nhu cầu sản phẩm lúa giống của thị trường ngày càng lớn. Hơn thế, đồng đất địa phương vốn được bồi đắp bởi phù sa sông Đáy và sông Ninh Cơ rất thích hợp cho việc này. Ý tưởng của anh Sáu nhận được sự khuyến khích của một số nhà khoa học, đặc biệt là của PGS-TS Nguyễn Thị Trâm, công tác ở Viện sinh học Nông nghiệp (Trường ĐH Nông nghiệp I). Đây chính là động lực để năm 2008, dù quy mô DN khi đó chưa lấy gì làm lớn nhưng giám đốc Đoàn Văn Sáu đã bỏ ra 10 tỷ đồng để mua bản quyền giống lúa lai TH 3-3 do PGS-TS Nguyễn Thị Trâm là tác giả. 
 
Khó khăn lớn nhất như chia sẻ của anh Sáu, là làm sao tích tụ được ruộng đất để có thể sản xuất được lúa giống trên quy mô lớn. Anh cho hay, ban đầu tiếp cận ý tưởng này nhất là việc hỗ trợ, thuyết phục nông dân địa phương đồng ý hợp tác, cho DN thuê lại ruộng, tham gia chuỗi sản xuất, cùng chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi với công ty, lãnh đạo một số xã trong vùng khá dè dặt, vì lo ngại nếu thất bại sẽ không biết "ăn nói” thế nào với bà con. Phải đến khi mô hình được thử nghiệm thành công, khẳng định mang lại thu nhập cao hơn hẳn cho nông dân so với phương thức sản xuất đơn lẻ trước đây, lãnh đạo các địa phương mới thực sự "nhập cuộc”, khuyến khích bà con tham gia.  
 
Nói về hiệu quả của mô hình, ông Nguyễn Viết Hưng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho rằng, trong vô vàn những nguyên nhân khiến nền nông nghiệp nước ta đến nay chưa phát triển, hiệu quả kinh tế thấp, có nguyên nhân ruộng đất quá manh mún. Trong bối cảnh đó, tỉnh đánh giá rất cao hiệu quả mô hình liên kết giữa DN Cường Tân và nông dân địa phương. Nó không chỉ khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, ứng dụng cơ giới hóa vào nhiều khâu sản xuất, giải phóng đáng kể sức lao động, mà còn tạo điều kiện để người nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất, cùng chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi, thu nhập của nông dân trên thực tế đã cao hơn hẳn.  
Theo daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập461
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm460
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại846,261
  • Tổng lượt truy cập93,223,925
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây