Học tập đạo đức HCM

Năm mới đi tìm thế mạnh Việt

Thứ tư - 31/12/2014 02:47
Tính chịu thương chịu khó và trí tuệ là những giá trị cốt lõi của người Việt.

Năm 2014 khép lại với nhiều tín hiệu kinh tế vĩ mô tích cực. Nền kinh tế tăng trưởng 5,98%, vượt mức dự kiến của Chính phủ; lạm phát đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006. Nhân ngày cuối năm, với thành quả ấy, chúng ta cùng nhìn lại một năm vượt khó, tìm lại thế mạnh của mình để phát triển mạnh hơn, vững tin bước vào Năm mới.

Câu chuyện các doanh nghiệp Việt Nam không sản xuất được cái ốc vít –một chi tiết rất nhỏ trong cái sạc điện thoại Samsung đã trở thành chủ đề nóng được mổ xẻ trong năm qua. Người ta thất vọng bởi sau rất nhiều năm trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài với kỳ vọng nhận được sự chuyển giao công nghệ, nhưng cuối cùng điều đó đã không thành hiện thực. Người ta thất vọng bởi chủ trương nội địa hóa nhiều ngành Công nghiệp ưu tiên từ điện tử đến xe hơi cuối cùng đã không diễn ra như mong muốn. Và thất vọng hơn cả là trong chuỗi giá trị toàn cầu ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo và nhiều lĩnh vực khác nữa, chúng ta chỉ mới tham gia được ở những mắt xích có giá trị gia tăng rất thấp. Các tập đoàn đa quốc gia khi vào Việt Nam đã khai thác triệt để những ưu tiên từ chính sách vĩ mô đến lao động giá rẻ. Và rồi khi mà những lợi thế ấy không còn nữa, dòng vốn lại ra đi.

 

Thay đổi chính sách  một cách năng động sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiêu quả (Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp)

Nhưng lại cũng có những suy nghĩ khác. Tại sao chỉ nghĩ đến việc sản xuất cái ốc vít cho Samsung? Khi mà mỗi cái ốc vít ấy giá chỉ có 7 đồng và nếu như chúng ta quyết theo đuổi mục tiêu sản xuất cho bằng được cái ốc vít ấy thì ngành công nghiệp hỗ trợ của chúng ta sẽ tiến xa được đến đâu? Hay thậm chí tại sao lại cứ phải đưa ra ưu tiên sản xuất cho bằng được một chiếc ô tô thương hiệu Việt? khi mà ngành cơ khí của chúng ta tụt hậu rất nhiều so với nhiều nước trong khu vực; khi mà những tên tuổi lớn trong ngành xe hơi đã gần như chia xong thị phần toàn cầu? Và khi đã bình tâm lại, hãy nhìn nhận xem liệu ngành cơ khí có phải là thế mạnh của chúng ta- thế mạnh Việt?

Nói về thế mạnh Việt, trước hết phải nói đến nông nghiệp. Với tính chịu thương chịu khó rất nông dân, với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, cách đây 15 năm, con cá tra vùng sông nước Cửu Long đã hạ đo ván con cá nheo Mỹ ngay trên thị trường Mỹ bất chấp những rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật. Vượt qua bao chắc trở ở Tây bán cầu, cá tra Việt Nam đã xuất hiện ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cũng với lợi thế so sánh về khí hậu và thổ nhưỡng, tôm sú Việt Nam đã trở thành thương hiệu nổi tiếng ở các thị trường EU và Bắc Mỹ. Cùng với đó là lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, … các mặt hàng nông sản Việt đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Khi kinh tế toàn cầu suy thoái, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp vẫn luôn thấp hơn so với nhiều ngành hàng khác, thì mặt hàng nông sản nước ta vẫn không ngừng tăng trưởng và năm nay đã thiệt lập kỷ lục mới, đạt 31 tỷ USD giá trị xuất khẩu. Điều đó càng khẳng định nông nghiệp là thế mạnh Việt.

Nói về thế mạnh Việt không thể không nhắc đến công nghệ thông tin. Trong thời gian ngắn, hạ tầng viễn thông và dịch vụ viễn thông Việt Nam đã có vị trí trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. Việt Nam đứng trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu phần mềm hàng đầu thế giới. Đáng chú ý, 2 thành phố Hà Nội và TP HCM đã lọt vào danh sách 10 thành phố mới nổi về gia công phần mềm. Có được thành công ấy là nhờ lợi thế so sánh về trí tuệ của các lập trình viên Việt Nam. Và về trí tuệ Việt thì không có gì phải nghi ngờ, điều ấy đã được khẳng định qua các kỳ thi quốc tế. Với hơn 80.000 lập trình viên, ngành phần mềm nước ta mỗi năm mang lại doanh thu gần 1,5 tỷ USD. Các công ty phần mềm Việt Nam đã trở thành những đối tác quan trọng của các trung tâm phần mềm Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Tính chịu thương chịu khó và trí tuệ là những giá trị cốt lõi của người Việt, đã kết tinh từ ngàn đời, không có lý do gì mà không soi vào đó để tự hào, để phát huy mà phát triển. Trong môi trường toàn cầu, nơi có tính cạnh tranh khốc liệt, nơi không thể lấy sở đoản thắng sở trường thì càng cần xác định đâu là thế mạnh thực sự để mạnh hơn mà phát triển. Nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin chính là thế mạnh của Việt Nam./.

Đặng Quang Thương/VOV1
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập457
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm456
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại846,241
  • Tổng lượt truy cập93,223,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây