Học tập đạo đức HCM

Kiên trì làm lúa chuẩn Global G.A.P

Thứ năm - 27/07/2017 23:13
HTX Mỹ Thành (ấp 5, Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) vừa tiếp tục được tái cấp chứng nhận Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Global G.A.P) năm 2017 cho vùng nguyên liệu gần 100ha lúa.
13-24-07_nong_dn_kien_tri_lm_lu_globl_gp1
Ông Nguyễn Khắc Lân, Phó tổng giám đốc IQC trao giấy chứng nhận Global G.A.P cho Cty ADC và HTX Mỹ Thành Nam giấy chứng nhận Global G.A.P

Mỹ Thành Nam đươc đánh giá là HTX kiểu mẫu với sự hợp tác của bốn nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà kinh doanh (doanh nghiệp) đồng thời được tổ chức quốc tế chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Tất cả các thành viên của HTX đều tham gia trồng lúa và đạt chuẩn Global G.A.P và đều yên tâm về đầu ra vì đã có phía doanh nghiệp, cụ thể là Cty TNHH ADC thu mua với mức gia cao hơn lúa thị trường.

Toàn bộ lúa thu hoạch từ vùng nguyên liệu chuẩn Global G.A.P Mỹ Thành Nam không còn tồn dư thuốc BVTV, truy xuất được nguồn gốc, an toàn cho sức khỏe người dùng; đủ điều kiện xuất khẩu đi các nước tiên tiến như Mỹ, châu Âu.

Trước đó, xã Mỹ Thành Nam và Cty TNHH ADC đã là đơn vị đầu tiên trong cả nước được cấp chứng nhận Global G.A.P tại vùng nguyên liệu lúa của mình vào ngày 12/2/2009.

Ruộng sản xuất theo Global G.A.P quản lý dịch hại tốt hơn, lúa phát triển tốt, khỏe hơn rõ rệt; chi phí sản xuất giảm hơn nhiều so với ruộng thông thường; năng suất và chất lượng lúa tăng nên bán được giá cao hơn so với lúa thông thường. Nông dân trồng lúa Global G.A.P có lợi nhuận tăng lên ước khoảng 20%/năm.

Mặc dù việc làm lúa theo chuẩn Global G.A.P và duy trì việc tái cấp chứng nhận Global G.A.P đòi hỏi rất nhiều công sức và chi phí nhưng với sự đồng hành phối hợp của Cty TNHH ADC, nông dân Mỹ Thành Nam đã kiên trì thực hiện cho đến nay.

Ông Lê Văn Hưng, Giám đốc HTX Mỹ Thành Nam cho biết: “Chúng tôi đã duy trì làm lúa chuẩn Global G.A.P cùng Cty TNHH ADC từ năm 2009 đến nay vì có nhiều lợi ích: Nông dân được ADC cung cấp giống chuẩn, đầu tư phân thuốc, vật tư nông nghiệp; hỗ trợ kỹ thuật canh tác theo chuẩn Global G.A.P; đồng thời doanh nghiệp cũng bao tiêu toàn bộ lúa với giá cao hơn thị trường. Làm lúa theo mô hình này, lợi nhuận của nông dân cao hơn hẳn so với làm lúa thông thường.”

Ông Huỳnh Phương Nam, xã viên HTX Mỹ Thành Nam chia sẻ thêm: “Tham gia mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn Global G.A.P, tôi thấy chi phí đầu tư cho sản xuất như phân thuốc, vật tư nông nghiệp giảm hẳn; hạn chế sâu bệnh; năng suất lúa tăng lên cả trong những vụ nghịch mùa; chất lượng hạt lúa tốt hơn và lợi nhuận được nhiều hơn hẳn”.

Ông Nguyễn Văn Chớ, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Thành Nam khẳng định, thời gian qua mô hình trồng lúa theo chuẩn Global G.A.P đã đem lại lợi ích cho xã viên rất nhiều. Họ được cung ứng giống chất lượng cao; giảm chi phí sản xuất, giảm phân thuốc trong quá trình canh tác; chất lượng, sản lượng cao hơn và còn được bao tiêu lúa với giá cao hơn; so với lúa thường. Tôi đánh giá cao sự phối hợp, đầu tư, hỗ trợ dành cho nông dân của ADC. Sắp tới, Đảng ủy xã sẽ có chỉ đạo cụ thể cho ủy ban, các ban ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động xã viên tham gia mô hình này nhiều hơn nữa; để tăng lượng xã viên và diện tích trồng lúa Global G.A.P trên toàn xã.

13-24-07_nong_dn_kien_tri_lm_lu_globl_gp2
Nông dân xã Mỹ Thành Nam thu hoạch lúa chuẩn Global G.A.P

Đặc biệt, ngoài giống lúa chất lượng cao OM5451, vùng nguyên liệu Mỹ Thành Nam là nơi duy nhất sản xuất ra loại lúa dược liệu có tên lúa Cẩm Cai Lậy nổi tiếng từ ngày xưa và được nhiều người biết đến. Đến nay, Cty ADC là đơn vị đầu tiên và duy nhất sản xuất loại lúa này trong vùng nguyên liệu Global G.A.P Mỹ Thành Nam và chế biến thành gạo với tên thương mại là "Gạo đen Trường Thọ".

Các nhà nghiên cứu về lúa gạo, thực phẩm gọi đây là loại gạo dược liệu bởi trong đó chứa đa dạng thành phần dinh dưỡng, đồng thời còn chứa rất nhiều acid amin quý hiếm; giúp phòng ngừa và giảm tác hại của nhiều căn bệnh thời đại như ung thư, tiểu đường, tim mạch… Hàm lượng chất chống ôxy hóa trong gạo đen Trường Thọ còn cao hơn nhiều hơn so với trái Việt quất.


Tác giả bài viết: LÂM THUỴ

Nguồn tin: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập836
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại763,151
  • Tổng lượt truy cập93,140,815
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây