Học tập đạo đức HCM

Hoành Bồ: Xây dựng thương hiệu nông sản

Thứ sáu - 28/07/2017 00:05
Nói đến sản phẩm nông nghiệp Hoành Bồ, người ta không thể không nói về hoa, ổi, cam, mía... nơi đây. Mặc dù, giá cả các loại này thường đắt hơn so với sản phẩm từ nơi khác, song người tiêu dùng vẫn ưa chuộng tìm đến. Có được điều này là nhờ việc xây dựng thương hiệu cho nông sản của huyện luôn được chính quyền địa phương cũng như bản thân người dân chú trọng.

Thu hoạch cam Canh tại hộ dân ở tổ 1, khu 8, thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tháng 1-2017.
Thu hoạch cam Canh tại hộ dân ở tổ 1, khu 8, thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tháng 1-2017.

Tôi còn nhớ vào dịp gần Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 khi đến cánh đồng của anh Ân Văn Kim (thôn Đồng Đặng, xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ), nhìn vườn táo Đài Loan trĩu trịt với những quả to bóng, rất nhiều người hỏi mua với giá cao, nhưng anh Kim không bán, dù đây không phải là vụ thu đầu tiên. Lý do là bởi do thời tiết nóng bức nên trong số táo đến độ thu hoạch ấy, nhiều quả dù nhìn bề ngoài bóng đẹp, nhưng trong lõi bị sâu. Bởi vậy, bất kỳ ai đến, anh đều mời thưởng thức miễn phí món táo ngay tại vườn, lỡ vào quả sâu thì vứt đi. Anh bảo: “Thà chịu lỗ một mùa chứ nếu bán ra thị trường mà lẫn những quả sâu, táo của gia đình tôi lập tức mất thương hiệu, ảnh hưởng đến tiêu thụ ở các mùa sau”. Qua việc của anh Kim mới thấy, ý thức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp đã ăn sâu vào mỗi người nông dân của huyện.

Có được điều này một phần cũng nhờ các cấp chính quyền từ huyện, đến xã luôn đẩy mạnh tuyên truyền về việc xây dựng uy tín, thương hiệu sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn bằng cách kỹ lưỡng trong khâu chọn giống, chăm sóc và tạo sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để tạo nên những sản phẩm có chất lượng, huyện tích cực tìm, giới thiệu đến người nông dân những giống mới trước đây chưa có trên địa bàn, nhưng qua nghiên cứu hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương như: Ổi Đài Loan, táo Đài Loan, cam Canh... Đồng thời huyện cũng đẩy mạnh tập huấn cho người nông dân kiến thức trồng, chăm sóc để tạo các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cùng với đó, huyện còn hỗ trợ bà con nông dân đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Trong năm 2017, huyện đã tổ chức Hội hoa xuân 2017 với 33 gian hàng trưng bày trên 11.000 cây hoa, cây cảnh trang trí và trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện có đủ điều kiện sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm, như: Nấm các loại, mật ong, trứng gà, rượu ba kích, rượu bâu, cam, ổi, khoai sọ nương, tinh dầu, tinh bột nghệ, dược liệu chế biến... tại hội hoa. Kết thúc Hội hoa xuân, các đơn vị tham gia trưng bày và các nhà vườn đã bán được trên 20.000 cây hoa, cây cảnh trang trí và rất nhiều các sản phẩm nông nghiệp. Tổng doanh thu trong 4 ngày diễn ra Hội hoa xuân tại gian hàng và nhà vườn khoảng gần 2,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện mời 6 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện tham gia giới thiệu và bán hàng tại Hội chợ OCOP Xuân 2017 của tỉnh.

Trên đây cũng là cách thức huyện hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trong nhiều năm qua. Nhờ vậy mà Hoành Bồ đã tạo dựng được tên tuổi cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương dù nhiều loại mới được trồng. Hiện toàn huyện có 140ha ba kích và cây dược liệu khác, 64ha hoa, 87ha mía... Tổng diện tích cây ăn quả 507ha, với tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2016 vào khoảng 600 tấn; trong đó ổi khoảng 400 tấn và cây có múi khoảng 100 tấn. 5 tháng đầu năm 2017, huyện tiêu thụ 200 tấn ổi, khoảng 80 tấn cam... Thậm chí giáp ngày Tết, các gia đình trồng cam, ổi, táo ở huyện không còn sản phẩm để bán.

Theo Phó Phòng NN&PTNT huyện Hoành Bồ Đỗ Thu Hằng, huyện tiếp tục hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, tập huấn, đào tạo nghề, xây dựng nhãn hiệu thương hiệu, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng... cho người nông dân để tiếp tục mở rộng vùng sản xuất các sản phẩm nói trên. Đồng thời, mỗi năm, huyện sẽ hỗ trợ phát triển 1-2 sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm OCOP. Cùng với việc hỗ trợ người dân, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để mỗi người nông dân trên địa bàn xác định là người chủ trong việc làm nên thương hiệu, uy tín cho sản phẩm của chính mình sản xuất ra.

Tác giả bài viết: Cầm Khuê

Nguồn tin: baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập894
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại763,420
  • Tổng lượt truy cập93,141,084
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây