Trước khi đến với con vịt, ông Bến từng nuôi nhiều con, trồng nhiều loại cây khác nhau nhưng cho hiệu quả kinh tế không cao. Trong một lần tình cờ đọc trên sách báo, ông biết đến mô hình nuôi vịt siêu đẻ cho hiệu kinh tế cao. Sau đó ông Bến lặn lội tìm đến các trang trại nuôi vịt đẻ thành công khác để thăm quan và học hỏi kỹ thuật nuôi vịt đẻ.
Để có đất làm trang trại, đầu năm 2004, ông Bến mạnh dạn đấu thầu hơn 3 mẫu đất đồng trũng cấy lúa kém hiệu quả của xã Văn Xá để quy hoạch xây dựng trang trại chăn nuôi vịt siêu đẻ. Sau đó, ông quyết định đầu tư làm chuồng một cách bài bản, như chuồng nuôi, máng ăn tự động, ao hồ cho vịt tắm...
Mô hình nuôi vịt siêu đẻ của ông Trần Văn Bến được đầu tư bài bản nên đàn vịt luôn phát triển tốt,.
Đầu tiên, ông Bến mua hơn 600 con vịt đẻ siêu cao cổ về nuôi thử. Do nắm bắt được kỹ thuật nuôi và chuồng trại phù hợp cho con vịt phát triển nên đàn vịt của ông phát triển tốt và tỷ lệ đẻ trứng cao.
Khởi nghiệp từ 600 con vịt đẻ siêu cao cổ làm vốn, nhận thấy giống vịt này cho hiệu quả kinh tế cao, ông Bến tiếp tục tăng đàn và mở rộng chuồng trại. Đến nay, sau hơn 10 năm, quy mô chăn nuôi vịt đẻ trứng của gia đình ông Bến đã lên tới gần 4.000 con.
Trung bình mỗi ngày, gia đình ông Bến xuất bán gần 3000 quả trứng vịt với giá 2.200 đồng/quả.
Hiện tại, trung bình mỗi ngày trang trại của ông xuất ra thị trường gần 3.000 quả trứng, được bán với giá trung bình khoảng 2.200 đồng/ quả, sau khi trừ hết chi phí mỗi năm ông Bến lãi hơn 200 triệu đồng. Ngoài ra, để tăng hiệu quả kinh tế ông Bến đầu tư 3 lò ấp trứng, để ấp nở trứng vịt của gia đình.
"Đây là giống vịt siêu cao cổ xuất xứ từ tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc. Giống vịt dễ nuôi và phát triển tốt ,có tỷ lệ đẻ trứng lên tới 83%." ông Bến cho biết.
Ông Trần Văn Bến cho hay, vịt siêu cao cổ có xuất xứ từ tỉnh Chiết Giang-Trung Quốc và là giống vịt dễ nuôi và cho tỷ lệ đẻ cao. Trung bình một con vịt đẻ được 200 quả trứng/năm. Nuôi vịt đẻ rất nhàn mà lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại vật nuôi khác. Một ngày ông Bến chỉ phải đổ cám khoảng 2 lần cho vịt ăn nên có thể làm được cả việc khác nữa.
Nhờ nuôi vịt lấy trứng để ấp mà mỗi năm gia đình ông Bến bỏ túi hơn 200 triệu đồng.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi vịt siêu đẻ, kinh nghiệm nuôi vịt siêu đẻ, vịt siêu cao cổ, ông Bến cho hay, đây là một giống vịt dễ nuôi và ít bị bệnh tật, tuy nhiên người nuôi cần chú ý đến khâu phòng bệnh cho vịt. Ngoài ra, con vịt này cần yên tĩnh, thoáng mát, có chỗ tắm và bến bãi cho nó đậu thì con vịt nó sẽ cho tỷ lệ đẻ cao hơn. Việc tiêm phòng các loại vacxin phòng, trừ các bệnh thường gặp trên đàn vịt cần được chủ trang trại tiến hành định kỳ theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi gia cầm...
Theo Phạm Anh/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã