Học tập đạo đức HCM

Phát triển phân bón hữu cơ: Doanh nghiệp tích cực vào cuộc

Chủ nhật - 20/05/2018 09:41
Việc sử dụng phân bón hóa học trong một thời gian dài đã gây ô nhiễm môi trường đất và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Mặc dù sử dụng phân bón hữu cơ có nhiều ưu điểm nổi trội hơn nhưng chưa được phổ biến rộng rãi...

Tính đến tháng 12/2017, số lượng sản phẩm phân bón hữu cơ được sản xuất, kinh doanh và sử dụng là 713 sản phẩm, chiếm 5% so với tổng số sản phẩm phân bón, còn lại gần 94% là phân bón vô cơ, trong khi phân bón vô cơ ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm khi sử dụng. Đây là số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) công bố tại Hội nghị “Phát triển phân bón hữu cơ” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 9/3/2018.

Việc sử dụng phân bón hóa học trong một thời gian dài đã gây ô nhiễm môi trường đất và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Người dân quen với tập quán sử dụng phân bón vô cơ do có tác dụng nhanh, hiệu quả mà chưa chú ý đến những tác hại của việc lạm dụng phân bón vô cơ như thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, để lại dư lượng trên sản phẩm.

Trong khi đó, phân bón hữu cơ có nhiều đặc tính tốt cho cây trồng và hệ sinh thái đất. Phân bón hữu cơ giúp cải thiện tính chất vật lý của đất và tăng tỷ lệ cấu trúc của đất; chống rửa trôi xói mòn, tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất phát triển. Chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ màu mỡ đất, tránh ô nhiễm trong khai thác nông nghiệp; nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và bảo vệ môi trường lâu bền.

Nhiều bà con đã sử dụng bón phân hữu cơ trong sản xuất. (Ảnh minh họa)

Cũng theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, khối lượng phân bón hữu cơ nhập khẩu trong 3 năm gần đây đều tăng đáng kể. Riêng năm 2017, khối lượng nhập khẩu phân hữu cơ của nước ta khoảng 220 nghìn tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 2016. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Nước ta có khoảng mười triệu héc-ta đất canh tác, hiện nay trên cả nước đã có vài chục nghìn héc-ta sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhiều bà con đã sử dụng bón phân hữu cơ trong sản xuất. Thế nhưng, số lượng sản phẩm phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp đã đăng ký trong giấy phép sản xuất là 713 sản phẩm, mới chiếm 5% so với tổng sản phẩm phân bón đã đăng ký, còn lại 93,7% là các loại phân bón vô cơ và 1,3% là phân bón sinh học. Như vậy, số lượng sản phẩm phân bón đang được sản xuất, nhập khẩu, sử dụng trong nước (đã công bố hợp quy) thuộc loại phân vô cơ nhiều hơn phân hữu cơ hơn 19 lần.

Ước tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 35 nghìn doanh nghiệp, đại lý và hộ gia đình sản xuất, kinh doanh phân bón, trong số đó, chỉ có 180 cơ sở đã được cấp giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 24,5% so với tổng số giấy phép sản xuất phân bón đã được cấp.

Tổng công suất của các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ (theo đăng ký) là 2,5 triệu tấn/năm, chiếm 8,5% so với tổng công suất các cơ sở sản xuất phân bón trong nước (29,5 triệu tấn/năm) và bằng gần 1/10 so với công suất sản xuất phân bón vô cơ (26,7 triệu tấn/năm).

Bên cạnh đó, không có cơ sở dữ liệu nào liên quan đến trình độ cũng như hiểu biết của các cơ sở kinh doanh này về phân bón nói chung và phân bón hữu cơ nói riêng.

Đáng chú ý, công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ mới chỉ dừng ở việc sử dụng một số vi sinh vật phổ biến để ủ nguyên liệu hữu cơ hoặc bổ sung một số chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng cơ bản, chưa quan tâm đến tăng hiệu suất và hiệu quả sử dụng….

 
 
 

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, về nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ, chúng ta có nhiều thuận lợi, riêng phế phụ phẩm trong nông nghiệp có khoảng 60-70 triệu tấn/năm, trong thủy sản khoảng 20 triệu tấn, bên cạnh đó chúng ta có phân bùn rất giá trị để sản xuất chế biến phân bón hữu cơ. Cùng với đó, ở nước ta còn có phân bùn rất giá trị để sản xuất chế biến phân bón hữu cơ. Ðây là những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, hiện nay mới có 20% số chất thải được sử dụng hiệu quả vào các mục đích như làm khí sinh học, phân bón… Như vậy, 80% số chất thải chưa được sử dụng hiệu quả là nguồn nguyên liệu có giá trị tiềm năng để sản xuất phân hữu cơ.

Để phát triển phân bón hữu cơ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/NĐ-CP về quản lý phân bón, trong đó có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển phân bón hữu cơ, trong dự thảo Luật Trồng trọt cũng có một phần quan trọng đề cập đến phân bón hữu cơ. Do đó, việc tập trung phát triển sử dụng phân bón hữu cơ đang là một xu hướng tất yếu.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại lễ khởi công Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm Biotech.

Với định hướng chiến lược hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và nông dân, gắn với chính sách phat triển phân bón hữu cơ của ngành Nông nghiệp, Tập đoàn Quế Lâm cũng đã tập trung vào sản xuất phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp và sản xuất, chế biến các loại nông sản hữu cơ.

Ngày 19/5, Tập đoàn Quế Lâm đã khởi công xây dựng dựng Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm Biotech (nhà máy sản xuất số 2 tại Vĩnh Phúc). Nhà máy được xây dựng trên diện tích hơn 40.000 m2, với tổng công suất 100.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư hơn 260 tỷ đồng. Giai đoạn I là hơn 160 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án giai đoạn I trong vòng 12 tháng.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Nhà máy phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm Biotech tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đây là dự án xây dựng nhà máy phân bón thứ 8 của Tập đoàn Quế Lâm, được đầu tư bằng các công nghệ cao, hiện đại, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm phân bón, đáp ứng tiêu chuẩn của nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Nhà máy sau khi được xây dựng sẽ có dây chuyền sản xuất và thiết bị, công nghệ hiện đại bậc nhất của Tập đoàn Quế Lâm và là một trong những nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ hiện đại và quy mô lớn nhất ở khu vực phía Bắc.

Tất cả các dây chuyền sản xuất phân bón tại nhà máy Quế Lâm Biotech đều được tự động hóa từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất cho đến đóng bao sản phẩm đều được tự động hóa và sử dụng robot với công nghệ tiêu chuẩn châu Âu.

Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cho ra các dòng sản phẩm phân bón chất lượng cao, đặc biệt là các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ Vi sinh, hữu cơ Sinh học, Hữu cơ Khoáng có hàm lượng dinh dưỡng cao, cân đối phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau và nhiều vùng đất khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Sản phẩm gạo hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm.

Tham dự và phát biểu tại buổi lễ khởi công nhà máy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao nỗ lực của Tập đoàn Quế Lâm trong suốt gần 20 năm gắn bó với ngành nông nghiệp nước nhà, đồng thời bày tỏ kỳ vọng việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ được nhanh chóng lan rộng, mang lại hiệu quả cao hơn với chất lượng nông sản tốt hơn và "sạch" hơn, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu sản xuất nông sản, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp “xanh, sạch, an toàn và bền vững”.

Đăng Minh/infonet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại234,884
  • Tổng lượt truy cập85,141,920
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây