Học tập đạo đức HCM

Làm giàu trên đất vườn đồi

Thứ năm - 18/01/2018 21:04
Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, bằng hướng đi phù hợp, những nông dân ở huyện Như Xuân đã và đang “đánh thức” những vùng đồi bị “ngủ quên” với nhiều loại cây như: Cam, ổi, bưởi da xanh... đem lại thu nhập hàng tỷ đồng. Những người nông dân ấy đang từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương và được mệnh danh là những “tỷ phú” vườn đồi.
Chúng tôi đến thăm trang trại nhà Hoan Ka, ở xã Xuân Hòa đúng vào vụ thu hoạch cam. Những quả cam vàng óng, trĩu cành, khách đến mua được vào tận vườn chọn từng quả ưng ý nhất, rồi tự tay cắt xuống, trải nghiệm như một nông dân thu hoạch thật sự. Hai đứa con của cậu bạn cùng đi, sinh ra ở thành phố suốt ngày tiếp xúc với ánh đèn điện, nhà cao tầng, khi nhìn thấy đồi cây xanh mướt, những cây cam trồng thẳng hàng trĩu quả thì lấy làm thích thú, chạy tung tăng khắp đồi, như những chú chim non vừa mới được sổ lồng, thỏa sức khám phá và trải nghiệm cuộc sống. Với vai là khách hàng, chúng tôi đến từng gốc cam ngắm nghía rồi tự tay cắt từng quả bỏ vào thùng, vợ chồng Hoan Ka vừa đi cùng vừa giới thiệu về kỹ thuật cắt cam và cách chọn để có được những quả vừa ngon, vừa ngọt. Qua trao đổi, chị Hoan chia sẻ: Năm 2015, gia đình chị đầu tư trồng trên 1,5 ha cam đường canh. Sau 3 năm đầu tư đến nay ước tính 400 gốc cam của gia đình chị cho năng suất đạt trên 30 tấn, với giá bán tại vườn khoảng 35.000 đến 40.000 đồng/kg. Hiện gia đình anh chị có hơn 3 ha trồng cam, 1 ha trồng ổi, chăn nuôi lợn, đào ao thả cá... tổng thu nhập mỗi năm hơn 1,5 tỷ đồng.

Những năm gần đây, việc phát triển kinh tế hộ bằng các mô hình trang trại, gia trại đã và đang trở thành hướng đi bền vững trong xóa đói giảm nghèo ở các xã trên địa bàn huyện Như Xuân. Đồng chí Lê Đình Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa chia sẻ: Thực hiện chủ trương của huyện về chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, từ năm 2015 xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi 30 ha đất đồi dốc đang trồng mía, sắn kém hiệu quả sang trồng cam đường canh và cam Vinh. Trong những năm tới cấp ủy đảng, chính quyền xã tiếp tục tuyên truyền, mở rộng diện tích các loại cây ăn quả như: Bưởi Diễn, cam, chanh đào nhằm khai thác hiệu quả vùng đất dốc, khô hạn. Việc chuyển đổi từ các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng một số loại cây hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao là hướng đi mới cho người dân trong xã.

Tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp năm 2015, anh Trương Văn Học, sinh năm 1993, ở thôn Đồng Tâm, xã Hóa Quỳ mạnh dạn xông pha, đầu tư trí tuệ, vốn liếng phát triển kinh tế trang trại. Nhờ chịu khó, ham học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên mô hình kinh tế trang trại của anh luôn phát triển tốt. Hiện gia đình anh có 2 ha cao su, 7 con trâu, gần 1 ha ao thả cá. Ngoài ra, anh còn trồng gần 1 ha cỏ để phục vụ chăn nuôi và 500 con gà thả dưới tán cao su. Mỗi năm tổng thu nhập từ trang trại của anh hơn 1 tỷ đồng. Không những làm kinh tế giỏi, Học còn là một đoàn viên thanh niên năng động, nhiệt huyết trong phong trào Đoàn; gương mẫu trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là một tấm gương tiêu biểu trên lĩnh vực thanh niên phát triển kinh tế của địa phương. 

Hiện nay, trên địa bàn huyện Như Xuân có khoảng 385 hộ dân ở 15 xã tham gia trồng cam, bưởi với diện tích 107,86 ha. Để các mô hình phát triển sản xuất mang lại hiệu quả, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân... Đến nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, doanh thu từ các mô hình bình quân đạt từ 150 - 300 triệu đồng/năm; có nhiều hộ thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. 

Việc phát triển các mô hình kinh tế trên không những giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn thúc đẩy ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển theo hướng bền vững, tiêu biểu như: Hộ ông Đào Bá Thu, thôn Lúng, thị trấn Yên Cát kinh doanh dịch vụ ăn uống, chăn nuôi và phát triển lâm nghiệp. Trong đó, lợn thịt trên 80 con lợn, trên 40 ha keo, hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động, thu về trên 200 triệu đồng/năm. Hộ ông Nguyễn Trọng Đức, thôn Phú Lễ, xã Yên Lễ phát triển chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi với 7 ha keo, 0,5 ha lúa nước, 25 con bò, 8 con dê, 25 con lợn, trên 150 con gia cầm..., thu nhập hàng năm trừ chi phí còn 220 triệu đồng, tạo việc làm thời vụ cho 10 lao động. Hộ ông Hoàng Văn Tuấn, thôn Vân Tiến, xã Cát Vân với mô hình trang trại tổng hợp, quy mô là 64 ha, trong đó 59 ha trồng keo, 1 ha trồng thanh long, 2 ha trồng cam, bưởi, ổi, 1 ha mía, 1 ha ao thả cá; chăn nuôi có 32 con bò, 25 con dê, bên cạnh đó gia đình ông còn có máy xúc, máy làm đất và xe tải, tạo việc làm cho 4 lao động thường xuyên, 10-15 lao động thời vụ, hàng năm trừ chi phí thu về trên 300 triệu đồng.

Thay đổi tư duy, dám nghĩ, dám làm  những người nông dân huyện Như Xuân đang biến những đồi hoang hóa trở thành những vườn cây trĩu  quả, những trang trại trù phú, làm giàu cho mình và quê hương.

 
. Minh Hiếu/ Báo Thanh Hoá
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập402
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm392
  • Hôm nay23,104
  • Tháng hiện tại201,671
  • Tổng lượt truy cập90,265,064
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây