Học tập đạo đức HCM

Tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Thứ bảy - 20/01/2018 10:41
Sáng 20–1, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc chuyên đề với Công ty CP Mía đường Lam Sơn về một số vấn đề liên quan đến quy hoạch, phát triển ngành mía đường Thanh Hóa; tình hình thực hiện một số dự án đầu tư của công ty trên địa bàn tỉnh; phối hợp tham gia lễ hội kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn.
Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh; UBND các huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Thiệu Hóa, Bá Thước và Văn phòng UBND tỉnh.
 
Theo báo cáo của Công ty CP Mía đường Lam Sơn, chỉ tính từ năm 2006 đến nay, sản lượng mía nguyên liệu vùng mía đường Lam Sơn đưa vào chế biến là 9.261.324 tấn, bình quân hàng năm 920.000 tấn. Cũng từ năm 2006 đến nay, công ty nộp ngân sách Nhà nước hơn 934 tỷ đồng, bình quân gần 100 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, công ty hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ người nghèo và quỹ khuyến học hơn 201 tỷ đồng. Hàng năm, công ty dành vốn đầu tư ứng trước từ 400 đến 500 tỷ đồng và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân... Từ năm 2013, công ty triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn, tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Đây là trung tâm nuôi cấy mô lớn nhất cả nước, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao có giá trị kinh tế; thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Tuy nhiên, gần đây vùng nguyên liệu mía sụt giảm, năm 2014 – 2015, công ty đã phải đóng cửa một nhà máy sản xuất đường, một nhà máy sản xuất cồn. Để bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động, hiện công ty đang triển khai đầu tư các dự án, như: Trung tâm chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao Lam Sơn tại cụm công nghiệp phía Bắc thị trấn Vạn Hà, xã Thiệu Phú (Thiệu Hóa); đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao – rau quả thực phẩm hữu cơ an toàn tại thị trấn Lam Sơn; khu sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng, tại xã Xuân Sơn (Thọ Xuân); Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam tại 2 xã Xuân Bái, Xuân Phú (Thọ Xuân) và xã Thọ Thanh (Thường Xuân); nhà máy tre ép công nghiệp tại xã Thiết Ống (Bá Thước); đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt và bò giống BBB... Tuy nhiên, các dự án này đều chậm tiến độ, nguyên nhân chủ yếu do giải phóng mặt bằng chậm. 
 


Anh hùng Lao động Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn, phát biểu tại buổi làm việc.
 

Để hỗ trợ công ty tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết những vướng mắc trong triển khai các dự án đầu tư, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đề nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh xem xét rà soát quy hoạch vùng mía cho các nhà máy đường trong tỉnh, nhất là triển khai thực hiện tích tụ đất đai, bảo đảm diện tích vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Sớm có quyết định chấp thuận chủ trương và giao đất cho công ty triển khai dự án Trung tâm chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao Lam Sơn, với diện tích 9,63 ha. Chấp thuận chủ trương để Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng triển khai dự án sản xuất các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, diện tích 37 ha. Hiện nay, ngoài dự án chăn nuôi bò BBB đang chờ điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ, công ty đề nghị được triển khai đầu tư chăn nuôi bò thịt tại đội 11 – Nông trường Sông Âm. Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng cho khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn. Chỉ đạo UBND huyện Thọ Xuân đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam; hướng dẫn thủ tục đầu tư xây dựng tuyến đường phía Nam của dự án. UBND huyện Bá Thước sớm hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng Dự án Nhà máy tre ép công nghiệp. 
 


Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, phát biểu tại buổi làm việc.
 

Tại hội nghị, Hội đồng họ Lê Việt Nam đề nghị UBND tỉnh tổ chức các sự kiện nhân kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn và 590 năm vua Lê Thái tổ đăng quang. Lễ hội nhân kỷ niệm có 3 sự kiện chính, đó là: Hội thi tìm hiểu truyền thống cội nguồn Lê tộc, Liên hoan nghệ thuật quần chúng họ Lê Việt Nam, Hội chợ khởi nghiệp họ Lê Việt Nam. Trong đó, hội chợ với sự tham gia của khoảng 1.000 doanh nghiệp trong và ngoài họ Lê. Đây là nơi giao lưu khởi nghiệp, kết nối các doanh nghiệp để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với Thanh Hóa, Thanh Hóa với cả nước và quốc tế. Thời gian tổ chức dự kiến từ ngày 24–9 đến ngày 30–9–2018, ở khu vực Lam Kinh và một số nơi trên địa bàn tỉnh. 
 


Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, phát biểu tại buổi làm việc.
 

Sau ý kiến của các đại biểu, phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng nêu rõ: Công ty CP Mía đường Lam Sơn là doanh nghiệp đầu tư lớn, sớm trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình phát triển, công ty có nhiều nỗ lực đầu tư các dự án, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là các huyện miền núi phía Tây. UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của công ty trong quá trình đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, làm tốt công tác từ thiện... Tuy nhiên, việc triển khai các dự án của công ty vào nông nghiệp, nông thôn còn gặp khó khăn, vướng mắc. Quan điểm của tỉnh là luôn quan tâm ủng hộ công ty triển khai thực hiện các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh luôn ưu tiên, quan tâm để bảo đảm phát triển bền vững trên địa bàn, vì lợi ích chung của tỉnh, của doanh nghiệp, của người lao động. Chính vì vậy, tỉnh đã và đang tập trung cao cho việc chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp về các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án. Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh xem xét từng dự án cụ thể, từng kiến nghị của Công ty CP Mía đường Lam Sơn, bảo đảm minh bạch, rõ ràng theo đúng quy định và đề xuất UBND tỉnh quyết định. 
 


Đại diện lãnh đạo UBND huyện Thọ Xuân, phát biểu tại buổi làm việc.


Về đề xuất của Hội đồng họ Lê Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, ủng hộ và giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện để tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy. 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập740
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại770,304
  • Tổng lượt truy cập93,147,968
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây