Học tập đạo đức HCM

Lĩnh lương “một cục”: Lợi hay thiệt?

Thứ hai - 22/05/2017 03:57
Lĩnh lương “một cục” hay thanh toán BHXH một lần, khi về già họ sẽ không có “sợi dây bảo hiểm” hoặc chỗ nương tựa.

Thời gian qua, nhiều người đã thanh toán BHXH một lần để có một khoản tiền nhất định giải quyết nhu cầu, công việc nào đó trước mắt. Thực trạng hưởng BHXH một lần có xu hướng gia tăng cũng là một bất lợi cho chính sách BHXH, ảnh hưởng đến các chính sách an sinh xã hội trong tương lai .

Thực tế thi hành Quyết định 176/HĐBT ngày 9/10/1989 của HĐBT vào đầu những năm 1990 có nhiều người lao động sau khi nhận BHXH một lần lại mong muốn hoàn trả lại quỹ BHXH phần họ đã nhận để tiếp tục thời gian làm việc và đóng BHXH nhưng pháp luật không cho phép.

“Đây là bài học rất đau lòng và minh chứng rõ nhất cho các hệ lụy của người lao động khi hưởng BHXH một lần” – ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nói.

Việc thanh toán BHXH một lần, ngoài ảnh hưởng đến quyền lợi khi về già của người lao động thì ngay thời điểm thanh toán họ cũng phải chịu nhiều thiệt thòi. Bởi, hiện nay, theo qui định của pháp luật, tổng mức đóng bảo hiểm hưu trí là 22% mức tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%, có nghĩa là tổng mức đóng vào quỹ BHXH hằng năm bằng 2,64 tháng lương. Nhưng nếu hưởng một lần thì chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH cho 1 năm tham gia BHXH. Việc “lĩnh tiền non” chỉ ảnh hưởng quyền lợi của người tham gia BHXH chứ không ảnh hưởng đến quỹ BHXH.

Nhiều người lo ngại, khi tham gia BHXH, đồng tiền trượt giá, họ sẽ không được đảm bảo quyền lợi. Tuy nhiên, về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, trong nhiều năm qua, kể từ khi chính sách BHXH được thực hiện, mức lương hưu cũng không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung của toàn xã hội. Vào các thời điểm tăng mức lương tối thiểu chung cũng như việc xem xét chỉ số giá cả, Nhà nước đều có sự điều chỉnh lương hưu một cách hợp lý.

Đơn cử, theo qui định tại Thông tư số 42 thì một người đóng 1 triệu đồng tiền BHXH ở năm 1994 thì đến năm 2017 khi về hưu số tiền này sẽ được điều chỉnh thành 4,4 triệu đồng khi tính mức lương hưu; trong giai đoạn 2003-2006, Chính phủ đã 14 lần điều chỉnh lương hưu với mức tăng từ 7,4 đến 9,2 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 2002.

Ngoài ra, khi người lao động về hưu, được cấp thẻ BHYT, không may ốm đau được thanh toán và có trường hợp khi đi khám chữa bệnh đã được quỹ thanh toán số tiền hàng tỷ đồng. Khi qua đời, người lo mai táng còn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm người lao động chết, thân nhân còn được hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu hiện hưởng; trường hợp có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì tối đa được 4 định suất trong đó con nhỏ được hưởng cho đến khi trưởng thành, cha mẹ già hưởng cho đến khi qua đời.

Theo tính toán của các chuyên gia, với những qui định về đóng – hưởng BHXH như hiện nay, một người lao động tham gia BHXH thì số tiền tích lũy được đã bao gồm cả tiền lãi, chỉ đủ để chi trả lương hưu cho chính người đó từ 8-10 năm. Như vậy, với tuổi thọ của người tham gia BHXH sau độ tuổi 55 đối với nữ và 60 tuổi đối với nam hiện nay là khoảng 20 năm thì rõ ràng quyền lợi mà người lao động đang được hưởng là rất lớn.

Trong rất nhiều lần bàn về vấn đề “lĩnh một cục”, chuyên gia lao động, tiền lương Đặng Như Lợi cho rằng: BHXH thực chất là bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm cuộc sống cho người lao động khi già yếu, hết tuổi lao động, không cớ gì đang khỏe mạnh lại đòi lấy ra. Bảo hiểm hưu trí là cho chính mình, phần đông nộp để hưởng, chứ không phải chia sẻ. Phần chia sẻ cũng có nhưng không đáng kể, chỉ khoảng 3% cho những người bị đột tử./.
                                                                                                                                                             Theo V.H/VOV

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm162
  • Hôm nay45,238
  • Tháng hiện tại953,328
  • Tổng lượt truy cập92,127,057
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây