Học tập đạo đức HCM

Lũ sớm và nhanh hơn dự báo: Nông dân tốn tiền cứu lúa

Thứ năm - 23/08/2018 08:03

Để bảo vệ lúa hè thu (HT) và thu đông (TĐ) 2018 không bị nước lũ nhấn chìm, nông dân phải chi bộn tiền để gia cố đê bao, bơm rút nước ra.

17-35-01_2nhieu_ho_nong_dn_lm_don_le_ti_vung_tu_gic_long_xuyen_dng_phi_chi_bon_tien_de_chong_lu_cuu_lu_2
Nhiều hộ nông dân làm đơn lẻ tại vùng Tứ giác Long Xuyên đang phải chi bộn tiền để chống lũ cứu lúa

Chúng tôi tìm về các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành (Kiên Giang), nơi được xem là rốn lũ của vùng Tứ giác Long Xuyên. Hiện nay, hàng chục ngàn ha lúa HT của địa phương này mới đang giai đoạn trổ, chín. Còn lúa TĐ mới đang giai đoạn đẻ nhánh. Trong khi đó, dòng nước đỏ nặng phù sa đang cuộn cuộn đổ về, nước sông ngày một dâng cao khiến nông dân bất an.

Mấy năm liền mùa nước kém nên nông dân luôn chờ đón lũ về. Nhưng lũ về sớm và tăng nhanh hơn dự báo đang khiến nông dân vất vả chống đỡ. Tại hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thái Hưng (xã Mỹ Thái, Hòn Đất), 83,8ha lúa HT đang trổ đòng, phải gần 1 tháng nữa mới cho thu hoạch. Dù toàn bộ diện tích đều nằm trong khu đê bao khép kín, kết hợp với đường giao thông nông thôn đã đổ bê tông khá chắc chắn nhưng xã viên ai cũng lo lắng.

Giám đốc HTX Nguyễn Văn Tuấn cho biết: “Hiện mực nước sông và trong ruộng đang chênh rất cao. Nếu xả vào thì chỗ cao cũng ngang đầu gối, còn chỗ trũng thấp phải tới lưng quần. Vì vậy, chúng tôi đang cho vận hành 5 trạm bơm bằng điện, liên tục rút nước ra. Vụ này có cứu được lúa thì chắc chắn chi phí sẽ tăng cao, nhất là tiền công bơm tát nước ra”.

Đối với những hộ làm cá thể, đê bao không chắc chắn chi phí còn cao hơn. Ông Trần Văn Tấn, làm 3ha lúa ở xã Nam Thái Sơn buồn rầu: “Bao nhiêu vốn liếng, công sức đã đổ hết vào đồng ruộng rồi, giờ có tốn thêm cũng phải chi ra. Đợt triều cường đầu tháng 7, cộng với mưa dồn dập, tôi phải tốn gần 500 lít dầu để bơn rút nước ra. Rồi lại tốn thêm hơn chục triệu đồng mướn xe cuốc gia cố lại đê bao khi thấy nước cứ ngày một tăng. Vài ngày nữa lại tới con triều rằm tháng 7, chắc cũng tốn vài trăm lít dầu nữa. Kiểu này không biết có đủ sức giữ lúa cho tới ngày thu hoạch không nữa”.

17-35-01_1ong_trn_vn_tn_phi_chi_r_c_chuc_trieu_dong_de_gi_co_de_bo_v_hng_trm_lit_du_de_bom_nuoc_cuu_3_h_lu
Ông Trần Văn Tấn phải chi ra cả chục triệu đồng để gia cố đê bao và hàng trăm lít đầu để bơm nước cứu 3ha lúa

Còn ông Nguyễn Trung Hiếu, canh tác 46ha lúa tại huyện Kiên Lương cũng rất lo lắng. Theo ông Hiếu, hiện mới là đầu mùa lũ, nhưng mực nước đã tăng rất nhanh, ngày ít cũng 1-2 cm. Trong khi đó, lúa mới đang trổ bông, phải cả tháng nữa mới thu hoạch. Nếu cứ đà này thì nước tràn đê là cái chắc. “Ngày nắng thì còn đỡ, chứ thêm mưa bão là nước tăng lên nhanh lắm. Vài ngày nữa tới con triều rằm tháng 7, nước lũ đổ về không thoát ra biển Tây được, nước sông sẽ dâng rất nhanh. Vì vậy, nhiều nơi nông dân phải hùn nhau thuê xe cuốc gia cố đê bao, tránh bị tràn. Rồi thuê máy bơm rút nước ra. Vụ này tốn bộn chi phí, khó mà có lãi được”, ông Hiếu cho biết thêm.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Phó Chi cục trưởng, Phụ trách Chi cục Thủy lợi Kiên Giang cho biết, nước lũ năm nay lên nhanh và cao hơn dự báo ban đầu. Khu vực đầu nguồn của Kiên Giang (tại Châu Đốc, An Giang), mực nước đang tăng từ 8-10 cm/ngày, cao điểm có ngày tăng tới 15 cm. “Khoảng 5 ngày nay, nước lũ tăng chậm hoặc có giảm nhẹ. Nhưng từ ngày mai (23/8), bắt đầu vào chu kỳ triều cường rằm tháng 7, nước sẽ tăng nhanh trở lại. Dự báo đến cuối tháng 8, tại khu vực đầu nguồn Châu Đốc, mực nước cao nhất thể đạt 3,6 m”, ông Trung cảnh báo.

Trước tình hình trên, Chi cục Thủy lợi Kiên Giang đã cho mở tất cả các cống trên tuyến đê biển Tây, hệ thống cống ven sông Cái Bé, hệ thống đê bao Ô Môn – Xà No, ê bao vùng đệm U Minh Thượng để thoát lũ và tiêu úng do mưa trên diện rộng. Đồng thời, yêu cầu các địa phương trong vùng ảnh hưởng lũ tập trung ra soát, gia cố lại đê bao, tăng cường thêm máy bơm rút nước ra để bảo vệ sản xuất.

Đ.T.CHÁNH/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập259
  • Hôm nay53,628
  • Tháng hiện tại828,906
  • Tổng lượt truy cập92,002,635
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây