Học tập đạo đức HCM

Ra hồ Thác Bà nuôi cá đặc sản, cá Koi, kiếm bộn tiền

Thứ năm - 23/08/2018 22:08
Vốn là ông chủ mô hình kinh tế trang trại kết hợp khu du lịch sinh thái rộng vài chục ha, anh Trần Văn Hùng ở tổ 19, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tận dụng nguồn nước hồ Thác Bà để xây dựng mô hình nuôi cá lồng với những giống cá đặc sản như: cá quế, cá lăng đỏ, cá nheo, cá chép Koi Nhật Bản… mang lại nguồn thu lớn.

Mô hình nuôi cá lồng không phải là mới bởi anh Hùng đã nuôi cá lồng từ hơn chục năm trước với con số lên đến 50 lồng. Nhưng những dự định về xây dựng Khu du lịch sinh thái Ruby khiến anh không có thời gian để tỉ mẩn chăm sóc những lồng cá ấy nên đành bỏ dở.

Rồi mọi cố gắng đã được đền đáp khi giờ đây, Khu du lịch sinh thái Ruby của anh Hùng hàng tháng đón từ 400 đến 500 lượt khách tham quan. Khi lượng khách dần ổn định, anh năng động xây dựng thêm nguồn thực phẩm sạch và an toàn để phục vụ du khách...

 ra ho thac ba nuoi ca dac san, ca koi, kiem bon tien hinh anh 1

Anh Trần Văn Hùng chăm sóc lồng cá Koi Nhật Bản.

Với lợi thế đất đai rộng lớn, anh đã dành riêng một vài đảo chuyên trồng các loại rau xanh và chăn thả các loại gia súc, gia cầm, hoàn toàn theo cách nuôi tự nhiên...để phục vụ du khách và bán ra ngoài thị trường.

Tháng 8/2017, sau hơn 15 năm bỏ dở nghề nuôi cá, anh xây dựng lại mô hình nuôi cá lồng với 10 lồng cá, một phần để tạo nguồn thực phẩm sạch cho nhà hàng, một phần để kinh doanh cá giống.

Khác với lần nuôi trước, lần này, anh Hùng nuôi toàn bộ giống cá đặc sản như: cá lăng đỏ, lăng đen, cá chày, cá nheo, diêu hồng… và đặc biệt là 2 loài cá nhập ngoại là cá quế và cá Koi - loài cá được mệnh danh là quốc ngư của Nhật Bản.

Cá Koi vốn là loài cá cảnh của vùng xứ lạnh Nhật Bản, màu sắc bắt mắt xinh đẹp. Là người đầu tiên đưa cá Koi về Yên Bái, anh Trần Văn Hùng cho biết: "Nuôi cá Koi không phải dễ dàng nhưng cũng không phải quá khó.

Trước khi đưa loài cá này về nuôi tại hồ Thác Bà, tôi đã đến các trang trại nuôi cá Koi ở trong miền Trung để tìm hiểu kỹ thuật nuôi giống cá này.

Sau khi đưa về hồ Thác Bà, tôi nhận thấy cá Koi sống thích hợp với môi trường nước ở đây. Với 1.000 con cá giống ban đầu, nuôi trong vài tháng, tôi lại xuất bán, cũng thu lãi gần 100.000 đồng/con”.

Cùng với cá Koi, cá quế cũng là loài cá có nguồn gốc nhập ngoại. Sau một thời gian nuôi, anh Hùng đúc rút ra rằng, nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng để các giống cá nhập ngoại có thể sinh sống. Nếu nhiệt độ trong nước quá nóng, cần giảm lượng thức ăn. Nếu nắng gắt nhiều ngày liền, cần đẩy lồng cá xuống sâu hoặc di chuyển lồng đến vị trí có bùn để hạ nhiệt.

Sau hơn nửa năm, với 3 tấn cá giống ban đầu tương đương 10 lồng cá, anh Hùng xuất bán cá giống, trung bình thu lãi 20 triệu đồng/ lồng. Theo anh Hùng, cá quế nuôi 1,5 năm sẽ cho cân nặng khoảng 2,5kg và cho thu lãi khoảng 100.000 đồng/ con. Còn cá Koi, nếu muốn thu nhập cao thì nuôi theo hướng cá cảnh. Giá trị trên thị trường hiện giờ có thể lên đến hàng trăm ngàn USD cho 1 con cá Koi nặng khoảng 20-30kg.

Hơn nữa, tuổi thọ của cá Koi rất cao, con kỷ lục nhất được ghi nhận sống tới 230 năm. Thời gian tới, anh dự định sẽ nuôi cá Koi bố mẹ sinh sản để nhân giống, phục vụ việc cung cấp giống các loại cá giá trị này và cam kết sẽ bao tiêu đầu ra cho bà con.

Việc năng động, nhạy bén đưa những giống cá giá trị về nuôi tại hồ Thác Bà của anh Trần Văn Hùng không chỉ tạo một khoản thu nhập không nhỏ cho gia đình mà còn mở ra một hướng đi mới cho nền kinh tế nông nghiệp địa phương.
 
Theo Hoài Anh (Báo Yên Bái)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập394
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm382
  • Hôm nay31,147
  • Tháng hiện tại157,709
  • Tổng lượt truy cập85,064,745
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây