Học tập đạo đức HCM

Máy cơ khí 'made by thầy và trò' giúp nông dân nhàn tênh

Chủ nhật - 25/02/2018 09:08
Thời gian qua có nhiều sản phẩm giúp ích cho cuộc sống với giá thành “siêu tốt” ra đời từ những công trình nghiên cứu của thầy và trò trường nghề.
my-khc-phun-ct.jpg
Thầy trò bên sản phẩm máy phun khắc cát - Ảnh: NVCC 

Đến với khoa Cơ khí trường Cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội, nhiều người sẽ thích thú với không khí rộn ràng ở đây. Ngoài học trên lớp, các bạn sinh viên còn dành nhiều thời gian ở xưởng thực hành. Rất có thể, tới đây, sẽ có một số sản phẩm máy móc ra đời từ đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của các bạn.

Theo thầy Đào Đức Thùy, giảng viên khoa Cơ khí, thời gian qua, thầy và trò của khoa đã "sáng chế” ra nhiều loại máy móc như Máy uốn thép Nghệ thuật, Máy ép thức ăn dạng viên, Máy tách hạt ngô, Xe nâng tay cao... Ý tưởng chế tạo các máy này đều xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi của cuộc sống mà chính các bạn quan sát, thu thập được. “Nhiều sinh viên của khoa đến từ vùng nông thôn, là con em nông dân nên các em rất trăn trở chế tạo ra các loại máy để giúp bà con nông dân, trong đó có bố mẹ mình tiết kiệm sức lao động trong quá trình làm nông”.

Chẳng hạn như việc tách hạt ngô, nếu tách bằng tay vừa lâu lại vừa tốn sức. Nhưng, chiếc máy tách hạt ngô của thầy và trò có thể tách khoảng 2 tạ ngô/giờ hoạt động. Tất cả những gì người nông dân cần làm là bỏ cả bao tải ngô vào máy và sau đó đợi nhận sản phẩm ngô hạt.

my-tch-ht-ng.jpg
Máy tách hạt ngô có thể tách 2 tạ ngô/giờ, giúp người nông dân tiết kiệm thời gian và công sức - Ảnh: NVCC 


Tương tự như vậy, nhiều bạn sinh viên nhận thấy, việc cho vật nuôi ăn bằng cám bột dễ rơi vãi gây lãng phí. Vì thế, máy ép cám dạng viên sẽ giúp ép cám thành viên giúp tiết kiệm nguyên liệu. Hơn thế, máy còn cho phép người nông dân phối trộn các nguyện liệu ngay từ đầu vào như cám gạo, bột ngô theo tỷ lệ pha trộn mong muốn. Người nông dân sẽ không cần phải mua cám viên bán sẵn nữa.  

Từ ý tưởng tới việc ra mắt sản phẩm là cả quá trình thầy và sinh viên đã cùng đầu tư nghiên cứu một cách rất nghiêm túc. Nguyên tắc hoạt động của máy là ép trộn nguyên liệu dựa trên momen xoắn ép thành viên. Song, không ít lần thầy trò gặp phải khó khăn như máy ép được cám nhưng lại không thành viên do chọn động cơ chưa đủ công suất. Thầy và trò đã phải chuyển sang động cơ 3 pha nên cám thành viên nhưng lại chưa đạt chất lượng. Thầy trò lại điều chỉnh lại mày mò nghiên cứu, điều lỗ tạo viên cám nên cuối cùng đã thành công.

Hay như sản phẩm xe nâng tay cao chuyên phục vụ các công việc cần nâng khối lượng hàng lớn thay cho sức người… Đây chính là kết quả đồ án tốt nghiệp của các sinh viên sau khoảng 3-4 tháng đầu tư công sức.

Tính trung bình, so với loại máy tương tự đang bán trên thị trường, máy của “thầy và trò” có ưu việt rõ rệt như cải tiến thêm nhiều tính năng, đặc biệt là cho giá thành hạ hơn từ 3-4,5 triệu đồng.  Nhiều loại máy như máy tách hạt ngô, đã được cải tiến sử dụng được nguồn điện dân dụng thay vì dòng điện 3 pha nên có thể sử dụng cho bà con ở vùng núi cao. 
 

my-p-thc-n-dng-vin.jpg
Máy ép cám viên còn có thể sấy để bảo quản cám viên được lâu, nên người nông dân có thể tự bảo quản cám viên tại nhà trong thời gian dài - Ảnh: NVCC 


Máy ép cám viên còn có thể sấy để bảo quản cám viên được lâu, nên người nông dân có thể tự bảo quản cám viên tại nhà trong thời gian dài. 

Máy phun khắc cát nghệ thuật lại có thể khắc hình trên nhiều loại vật liệu khác nhau như thép, kính, đá grannit… Ngoài ra, còn một số máy như máy hàn laze, máy chụp X ray kỹ thuật số… thầy và trò tiên phong sáng chế trong bối cảnh thị trường chưa có.

Thầy Thùy cho biết: Điều thú vị là quá trình nghiên cứu, sáng chế của thầy trò được tiến hành dựa trên các thiết bị ngay trong trường. Nhóm sinh viên tham gia công trình nghiên cứu cũng không phải là các SV “giỏi nhất” mà là sinh viên “đại trà’ nhưng chỉ cần các em chăm chỉ, yêu nghề, có kỹ năng sử dụng thành thạo các loại máy gia công kim loại, máy cắt gọt… là được.

Theo thầy Thùy, hiện nay tại trường, sinh viên khi làm đồ án tốt nghiệp cũng đều được yêu cầu phải nghiên cứu ra một sản phẩm mang tính ứng dụng cao. Việc khuyến khích sinh viên tự nghiên cứu, chế tạo ra các sản phẩm ứng dụng là hướng đi đúng.

Còn theo Hải, 1 sinh viên, cho biết: Nghiên cứu khoa học giúp người trẻ tự tin hơn, độc lập hơn và đây cũng là cơ hội tốt để các bạn thể hiện khả năng, óc sáng tạo và sự ứng dụng kiến thức sách vở vào thực hiện. Thực tế, bạn trẻ nào đã thành công trong nghiên cứu máy móc có tính ứng dụng cao thường được doanh nghiệp “đón đầu”, trọng dụng nên không lo thất nghiệp. Khi được nghiên cứu khoa học, các bạn trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa việc học tập và thúc đẩy khao khát được cống hiến sức lực, hiểu biết làm điều gì đó có ích cho cộng đồng.

Nhiều sản phẩm “made by sinh viên” đã được các đơn vị, hộ gia đình đặt mua và sử dụng như máy ép cám viên hiện đã được dùng trong một số trang trại; hay là nhiều nhà sản xuất đã sử dụng máy uốn thép nghệ thuật của thầy và trò.

 Hoàng Vũ/ Phụ nữ Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay19,556
  • Tháng hiện tại287,179
  • Tổng lượt truy cập92,664,843
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây