Học tập đạo đức HCM

Mỗi xã một sản phẩm

Thứ tư - 20/06/2018 21:04
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang xúc tiến xây dựng Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (SP)” giai đoạn 2018 - 2021, định hướng đến năm 2030.

Đây là chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước theo chương trình của Bộ NNPTNT vào tháng 6.2017, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chủ trương này nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Trọng tâm của chương trình là phát triển các SP nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị; do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Hiện các tỉnh ĐBSCL khá hào hứng với chương trình này, nhưng đa phần đang vấp phải nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ví dụ khảo sát tại tỉnh Đồng Tháp có 61 SP thế mạnh (chủ yếu là SP truyền thống hoặc được cải tiến từ SP truyền thống), chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu trong tỉnh, tiêu thụ tại địa phương hoặc ngoài tỉnh, hay xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia... Từ hiện trạng này Đồng Tháp xúc tiến triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một SP” có một số thuận lợi, như: Các chủ thể sản xuất có kinh nghiệm lâu năm; SP có tính đặc trưng được thị trường chấp nhận; có nhiều điểm du lịch để phát triển các SP nông nghiệp phục vụ khách du lịch... Trên cơ sở đó, giai đoạn 2018 - 2020, Đồng Tháp định hướng đầu tư phát triển 18 SP chủ lực thuộc các lĩnh vực đồ uống, lưu niệm - nội thất, du lịch nông thôn. Mười năm sau, tiếp tục đầu tư, phát triển các SP chủ lực của giai đoạn trước, đồng thời đầu tư phát triển thêm 14 SP có tiềm năng.

Ấy nhưng, để thực hiện thành công chương trình này Đồng Tháp phải có các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong thực tế cho thấy, công nghệ sản xuất của các chủ thể sản xuất còn lạc hậu, nhỏ lẻ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng SP, khiến thị trường tiêu thụ hẹp, hiệu quả chưa cao. Đã vậy, có đến gần 42% chủ thể không có định hướng phát triển sản xuất, được chăng hay chớ, do thiếu vốn đầu tư và nguồn lao động... Đó không chỉ trong phạm vi hẹp của một tỉnh mà là tình hình chung của cả khu vực. Vì vậy để một chủ trương lớn đi vào thực tế cuộc sống, điều trước tiên cần phải có khảo sát thấu đáo và tập trung vào những SP có thế mạnh, có khả năng làm thành công để từ đó tạo ra sự lan tỏa.

Tác giả bài viết: LÊ NHƯ GIANG

Nguồn tin: laodong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập814
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại766,144
  • Tổng lượt truy cập93,143,808
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây