Học tập đạo đức HCM

Bảo tồn loài cây "ông uống bà khen"-sâm cau, mau còn kịp

Thứ tư - 20/06/2018 21:15
Trước tình trạng cây sâm cau tự nhiên bị khai thác một cách tràn lan, ồ ạt mang tính tận diệt, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông bắt đầu quan tâm việc bảo tồn gen loại cây này và xây dựng các mô hình phát triển cây sâm cau dưới tán rừng.

Thực tế, thời gian qua diện tích rừng bị thu hẹp, việc thu hái cây dược liệu này diễn ra tự do, ngành chức năng chưa có kế hoạch bảo tồn, tái sinh phát triển nên sâm cau ngày càng bị cạn kiệt.

Qua khảo sát cho thấy trữ lượng không còn nhiều và sự phân bố của sâm cau trên địa bàn huyện Krông Nô nằm rải rác, chủ yếu tập trung dưới tán cây có độ che phủ tương đối dưới tán cây gỗ lớn và cây điều không có sự cạnh tranh của cây cỏ dại và cây bụi nhỏ.

 bao ton loai cay 'ong uong ba khen'-sam cau, mau con kip hinh anh 1

Cây sâm cau mọc nhiều dọc sông Sêrêpốk.

Dưới tán rừng Đ’ray Sáp và Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung cây thường chỉ mọc thẳng đứng và ít rễ. Còn tại các đồi đất dọc vùng Buôn Choáh, Đắk D'rô cây mọc thành từng bụi lớn phát triển nhiều rễ. Tuy nhiên, do người dân sử dụng thuốc diệt cỏ nên lượng phân bố rất ít. Qua tìm hiểu, hiện nay có rất nhiều người dân khai thác loại cây này về sắc nước để uống và ngâm rượu. Việc sử dụng thuốc diệt cỏ trong canh tác nông nghiệp cũng là nguyên nhân khiến cho trữ lượng sâm cau ngày càng giảm, nguy cơ tuyệt chủng cao.

Trước tình hình đó, năm 2017 huyện Krông Nô đã xây dựng Đề án “Bảo tồn nguồn gen gắn với phát triển cây dược liệu sâm cau dưới tán rừng tại Krông Nô". Đề án nhằm bảo tồn, tìm kiếm và phát triển loại dược liệu này trên địa bàn, tạo hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Theo đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức khảo sát sơ bộ, lấy mẫu phân tích gửi Viện Dược liệu. Kết quả khảo sát tại khu vực rừng đặc dụng cảnh quan Đ’ray Sáp và một số địa điểm các đồi đất tại xã Buôn Choáh, Đắk D'rô, khu vực rừng bảo tồn thiên nhiên Nam Nung cho thấy: Sâm cau Krông Nô không khác nhiều so với các sâm cau đã tìm thấy ở các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa…

Theo kết quả phân tích định tính của Viện Dược liệu, cây sâm cau có tên khoa học là Peliosanthes micranthan Aver N.Taanaka, thuộc chi Huệ đá. Thành phần hóa học của sâm cau tại Krông Nô gồm các chất như: flavonoid, saponin, đường khử, polysac-harid và acid amin. Theo đánh giá của Viện Dược liệu đây là loại thuốc quý.

Năm 2017, huyện đã triển khai mô hình trồng sâm cau tại xã Đắk Sôr với diện tích 300 m2, hiện nay đang sinh trưởng và phát triển tốt. Trong năm 2018, địa phương sẽ tiếp tục triển khai mô hình với quy mô 3.000 m2, với kinh phí 400 triệu đồng tại một số xã.

Bước đầu đánh giá, mô hình có kết quả, hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế khá cao. Đây sẽ là cây trồng mới được bổ sung vào nguồn cây giống của địa phương để người dân lựa chọn trong phát triển kinh tế. Nhất là tận dụng đất dưới tán rừng, tán cây công nghiệp để tăng thu nhập.

Ông Doãn Gia Lộc, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Nô cho hay: Việc bảo tồn cây sâm cau và các loại cây dược liệu quý nhằm đẩy mạnh việc phát triển đa dạng các loại cây dược liệu trên địa bàn huyện. Hoạt động này nhằm cung cấp nguồn dược liệu cho thị trường trong và ngoài nước và công tác khám chữa bệnh đông y của các cơ sở y tế trong tỉnh.

Phòng Nông nghiệp đã đề nghị huyện chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện, Ban Quản lý rừng đặc dụng Đ’ray Sáp, xã Đắk Sôr triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn và bảo vệ chặt chẽ, đưa vào danh mục cây bảo vệ nghiêm ngặt, tránh tình trạng khai thác tràn lan như hiện nay.

Huyện Krông Nô có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với khoảng 40 loại cây dược liệu, trong đó có cây sâm cau. Cây sâm cau tên dân gian là Huệ chi đá, loại cây thân cỏ, thân ngắn. Thông thường thân dài khoảng 3 – 5 cm, mang nhiều rễ cứng dạng gỗ. Mỗi cây mọc từ 2 - 5 thân rễ. Lá cong mạnh về phía dưới, cuống lá khá dài khoảng 10cm. Cây sinh trưởng trong rừng cây lá rộng nguyên sinh hoặc thứ sinh trên vách đá cát rất dốc ở độ cao 200 – 400 m so với mực nước biển, dưới tán lá rừng.

 

 
Theo Đức Hùng (Báo Đắk Nông)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,588
  • Tổng lượt truy cập92,049,317
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây