Học tập đạo đức HCM

Muốn "cứu" ngành điều, phải thay đổi ngay tư duy, tập quán sản xuất

Thứ năm - 09/11/2017 10:06
Việc thay đổi tư duy và tập quán sản xuất là nhiệm vụ trọng yếu được đề ra để điều trở thành ngành sản xuất hàng hóa cạnh tranh. Ngoài một phần diện tích điều kém năng suất được chuyển đổi, phần còn lại phải tập trung thâm canh.

Đẩy mạnh thâm canh và chuyển đổi

Nhắc lại nỗi ám ảnh vì dịch bệnh trên cây điều mùa vụ 2016 - 2017, ông Trần Ngọc Lạc - nông dân tỉnh trồng điều ở Gia Lai kể bọ xít muỗi (BXM) còn non hay trưởng thành đều có khả năng gây hại các bộ phân non của cây điều. BXM gây hại để lại vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh dễ dàng xâm nhập, gây hại đặc biệt là thán thư.

 muon 'cuu' nganh dieu, phai thay doi ngay tu duy, tap quan san xuat hinh anh 1

Nông dân xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hoạch điều. Ảnh: BÙI HƯƠNG

"Khi có chính sách để thu hút nhà đầu tư, nông dân sẽ thay đổi hình thức sản xuất từ nông hộ nhỏ lẻ sang liên kết; tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc và khối lượng lớn đủ sức đáp ứng nhu cầu cạnh tranh”.

Ông Trần Văn Lộc

“Bệnh thán thư phát sinh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa kéo dài và thiếu ánh sáng. Nguồn bệnh phát tán nhờ gió, nước nên khi vườn điều bị BXM thì thán thư cũng gây hại nặng hơn” - ông Lạc nói.

Theo ông Hà Văn Uyển - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (BVTV) Gia Lai, đến tháng 10.2017, toàn tỉnh có hơn 1.000ha bị BXM gây hại; 530ha bị bệnh thán thư.

Tại tỉnh Lâm Đồng, điều được coi là cây xóa đói giảm nghèo, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nên được trồng phổ biến ở 3 huyện phía nam là  Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Qua rà soát, tổng diện tích cây điều thiệt hại vì dịch bệnh ở địa phương này lên đến hơn 26.000ha (chiếm 90% diện tích canh tác).

Song song với triển khai chống dịch, tỉnh Lâm Đồng cũng đang đánh giá hiện trạng để đề xuất chuyển đổi một số diện tích điều già cỗi, kém năng suất sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Tương tự, ở tỉnh Đồng Nai, một phần diện tích kém năng suất sau khi chuyển đổi sang cây trồng khác, phần còn lại sẽ tập trung đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất. Cụ thể đến 2020, tỉnh này chỉ duy trì diện tích hơn 36.000ha và giảm dần đến năm 2030 còn khoảng 28.000ha.

Ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai cho biết, tỉnh đang tiếp tục vận động các doanh nghiệp, HTX triển khai các dự án cánh đồng lớn cây điều hoặc cánh đồng ca cao trồng xen dưới tán vườn điều.

“Phải đảm bảo doanh nghiệp thu mua được trực tiếp từ nông dân chứ không qua trung gian và giá mua hợp lý cho nông dân. Các cải tiến kỹ thuật cũng phải được tăng cường để tiến tới xây dựng thương hiệu cho điều Đồng Nai” - ông Vinh nói.

Phải thay đổi tư duy người trồng điều

Tại Bình Phước, điều được coi là cây trồng chủ lực nhưng hiện vườn điều tỉnh này đang trong giai đoạn già đi, phần lớn diện tích bị sâu bệnh hại và sinh trưởng kém, tái canh trồng mới chuyển biến chậm; việc ứng dụng thâm canh hay công nghệ cao cũng chỉ mới khởi đầu.

Theo bà Lê Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Phước, 80% diện tích điều của tỉnh trồng bằng hạt chứ không qua chọn giống nên phẩm chất không đều và năng suất thấp. 75% diện tích điều đã trên 15 năm tuổi, trong đó diện tích trên 25 năm tuổi chiếm 30%. Gần 33.000ha canh tác hoàn toàn quảng canh, không chăm sóc thâm canh. Khi mưa ẩm, bệnh hại phát sinh trên diện tích này lại không được phun thuốc phòng trừ nên lây lan sang các vùng khác. 

“Diện tích trồng ở các vùng sâu, xa, đồi dốc không đúng kỹ thuật lại cạnh tranh với các cây cao su, cây ăn quả. Khó khăn nhất là cách nhìn nhận về cây điều của nhiều bà con là không cần chăm sóc vẫn cho thu hoạch nên vườn điều ngày càng già cỗi” - bà Tuyết nói.

Từ tháng 9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp đồng loạt ra quân cứu hộ và hướng dẫn chăm sóc vườn điều toàn tỉnh. Đến tháng 11, 12 khi điều ra hoa, đậu trái, Trung tâm sẽ tiếp hướng dẫn bà con phun thuốc BVTV.

Nhưng theo bà Tuyết, phải thay đổi được tư duy, nhận thức của người trồng điều mới là vấn đề chủ đạo trong chiến lược phát triển ngành điều. Khi thay đổi được cách nghĩ cách làm thì điều mới trở thành ngành sản xuất hàng hóa.

Cụ thể, bà Tuyết cho rằng phải từng bước giúp nông dân hiểu bài toán kinh tế khi thực hiện đầu tư và không đầu tư khác nhau rất lớn. “Năng suất năm 2015 là 14,6 tạ/ha; đến năm 2017 còn 7,15 tạ/ha. Đây là con số rất thấp so với năng suất tiềm năng có thể đạt 5 tấn/ha” - bà Tuyết nói.

Ông Trần Văn Lộc - Giám đốc Sở NNPTNT Bình Phước cho rằng việc tổ chức lại sản xuất cần cả chính quyền, doanh nghiệp và nông dân cùng phối hợp thực hiện. Khi có chính sách để thu hút nhà đầu tư, nông dân sẽ thay đổi hình thức sản xuất từ nông hộ nhỏ lẻ sang liên kết; tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc và khối lượng lớn đủ sức đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã cũng sẽ thúc đẩy bảo vệ lợi ích cho các hộ thành viên.

Về quản lý, nhà nước cần sớm lập hồ sơ quản lý theo hộ, từ đó tập hợp theo các cấp từ thôn, ấp lên xã, huyện. Việc này phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển ngành điều. “Hồ sơ quản lý theo hộ sẽ thể hiện được các thông tin cơ bản như tổng số cây, số tuổi, loại giống, năng suất, chế độ chăm sóc… từ đó định hướng thâm canh cho vườn điều đang độ tuổi kinh doanh hoặc định hướng tái canh, xen canh” - ông Lộc chia sẻ.  


Tác giả bài viết: Nguyên Vỹ

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập688
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm687
  • Hôm nay83,524
  • Tháng hiện tại819,634
  • Tổng lượt truy cập93,197,298
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây