Học tập đạo đức HCM

Nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nông sản

Thứ tư - 18/04/2018 08:15
Tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” luôn làm đau đầu ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Lý giải của vấn đề này là do về cơ bản chúng ta mới dự đoán mức nông sản tiêu thụ mà chưa xác định được nhu cầu tiêu thụ thực sự của thị trường.

Hiện nay, các chuyên gia nhắc nhiều tới tác động và hiệu quả của liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nhất là liên kết chuỗi. Trong đó, có đề cập tới một chuỗi cung ứng điển hình mà ở đấy, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung ứng; các bộ phận được sản xuất ở một hoặc một số nhà máy, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và đến hệ thống phân phối rồi đến tay khách hàng tiêu thụ. 

Trong chuỗi cung ứng hoạt động theo hệ thống này, các quyết định sản xuất và phân phối được dựa trên các dự báo về nhu cầu. Hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ theo nhu cầu chung của thị trường, nếu không tiêu thụ hết sẽ đưa vào tồn kho. Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định, tuy nhiên đã là nhu cầu dự báo thì thường không chính xác. Khi nhu cầu thị trường thay đổi theo chiều hướng tăng lên, hoạt động của chuỗi khó có thể đáp ứng nhanh chóng dẫn đến sự thiếu hụt, ngược lại khi nhu cầu giảm, hàng tồn kho tăng dẫn đến nhiều khoản chi phí tăng theo.

Tương tự như các chuỗi cung ứng khác, trong chuỗi cung ứng nông sản, toàn bộ từ hạt giống, cây trồng đến phân bón… được mua ở các nhà cung cấp địa phương, người nông dân đóng vai trò là nhà sản xuất ra nông sản, một số nông sản có thể được vận chuyển trực tiếp và bán thẳng cho khách hàng tiêu thụ nhưng phần lớn nông sản sẽ được chuyển đến cho người thu mua, người chế biến sau đó được đưa vào hệ thống phân phối và cuối cùng là đến tay khách hàng tiêu thụ.

Thực tế cho thấy, nông sản của Việt Nam từ mớ rau, con cá đến các loại lương thực, thực phẩm chế biến chủ yếu được sản xuất, chăn nuôi, đánh bắt theo thói quen và tập quán trên cơ sở dự báo nhu cầu tiêu thụ. Kể cả khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường, nông sản hầu như cũng chỉ dựa theo nhu cầu dự báo. Có thể nói, chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam hiện nay chủ yếu là theo hệ thống đẩy từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất và tiêu thụ nông sản dựa vào hệ thống đẩy như trên đem lại nhiều khó khăn, bất cập cho toàn chuỗi, thiệt thòi phần nhiều lại tập trung ở người nông dân. Để giải quyết tình trạng này, chuỗi cung ứng nông sản cần phải chuyển đổi từ hoạt động theo hệ thống đẩy dựa trên nhu cầu dự báo sang hoạt động theo hệ thống kéo dựa trên nhu cầu thực, tức là sản xuất và phân phối theo đơn đặt hàng, có địa chỉ tiêu thụ cụ thể.

Theo đó, khi chuyển sang hoạt động theo hệ thống kéo, nhu cầu nông sản sẽ được xác định trước thông qua các hợp đồng bao tiêu hoặc các thông tin về thị trường được niên yết hàng ngày. Từng thành viên tham gia chuỗi cung ứng đều có thể xác định được nhu cầu về sản phẩm như thế nào để có phương án sản xuất, kinh doanh tốt nhất.

Sản xuất ra cũng cần tiêu thụ tốt (Ảnh: HNV)

Cụ thể, người nông dân sản xuất, chăn nuôi, đánh bắt hải sản… có thể tối ưu hóa được nguồn lực do chỉ tập trung vào những sản phẩm chắc chắn được tiêu thụ. Người thu mua, buôn bán trung gian cũng xác định được nhu cầu thị trường, qua đó mạnh dạn đầu tư trước thông qua các hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Qua đó, tránh được tình trạng đầu tư tràn lan, ồ ạt theo kiểu tự phát, giảm thiểu rủi ro cho các thành viên trong chuỗi cung ứng nông sản.

Đã xuất hiện một số mô hình hiệu quả từ chuỗi cung ứng nông sản hoạt động theo hệ thống kéo tại một số vùng trồng cây ăn quả như vải thiều, nhãn, thanh long…sản xuất theo quy trình VietGAP, Global GAP, HACCP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại nông sản này luôn được các doanh nghiệp quan tâm và ký hợp đồng bao tiêu trước. Nhờ đó, bà con nông dân chỉ tập trung nguồn lực vào chăm sóc cây đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, tránh lãng phí khi sử dụng nguồn lực vào các công việc khác không đem lại hiệu quả. Các thương lái cũng an tâm đầu tư ký hợp đồng tiêu thụ và ứng vốn trước cho bà con nông đân. Sản phẩm của bà con nông dân làm ra được thu mua và tiêu thụ hết nhanh chóng.

Cũng theo các chuyên gia kinh tế nói chung và chuyên gia nông nghiệp nói riêng, để có được chuỗi cung ứng nông sản hoạt động theo hệ thống kéo, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 “nhà”: Nhà nước, Nhà phân phối (chợ, siêu thị), Nhà cung ứng (Doanh nghiệp thu mua, tổ chức chế biến) và Nhà nông. Cơ chế vận hành của hệ thống: nhà nước điều tiết, hỗ trợ; nhà phân phối đặt hàng nhà cung ứng; nhà cung ứng đặt hàng và tổ chức nông dân sản xuất theo đặt hàng của nhà phân phối; nông dân tổ chức nuôi trồng, chăm sóc theo đơn hàng và quy trình nhà cung ứng đưa ra.

Việc chuyển đổi chuỗi cung ứng nông sản từ hoạt động theo hệ thống đẩy sang hoạt động theo hệ thống kéo cần phải có thời gian và sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong toàn chuỗi cung ứng. Để làm được điều đó các giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô phải được triển khai đồng bộ.

Trước hết, Nhà nước cần tổ chức nghiên cứu và quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất nông sản là cơ sở cho sản xuất tập trung và quy mô. Việc tổ chức nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng phù hợp cho trồng trọt, chăn nuôi như thế nào; quy hoạch vùng chuyên canh… thì chỉ có nhà nước mới có thể làm được. Khi đã có quy hoạch thì đảm bảo việc triển khai trồng trọt, chăn nuôi nhất thiết phải theo quy hoạch. Ngoài ra, với vai trò điều tiết thị trường, nhà nước cần xây dựng cơ chế sẵn sàng hỗ trợ cho nông dân hay các doanh nghiệp kinh doanh nông sản khi có khó khăn về nguồn vốn hay thị trường.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng của nhà nước ở trung ương và địa phương tạo điều kiện cho phát triển thương mại điện tử, nhanh chóng tổ chức sàn giao dịch nông sản cho từng khu vực cũng như trên cả nước. Ở đó, các sàn giao dịch nông sản sẽ là nơi giao dịch, mua bán nông sản với khối lượng lớn; các thương lái trong và ngoài nước đều có thể tham gia mua bán trên sàn giao dịch, giúp kết nối cung cầu và đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản. Ngoài ra, thông qua sàn giao dịch, có thể cập nhật thông tin về cung cầu, giá cả sản phẩm nông sản từng ngày làm cơ sở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản. Người sản xuất cũng như người kinh doanh thương mại đều có thể thu thập, cập nhật thông tin về nhu cầu, giá cả giao dịch mua bán từng loại nông sản.

Tiếp đến, tạo điều kiện quy hoạch và xây dựng các chợ nông sản đầu mối tại các vùng chuyên canh và các khu đô thị. Chợ đầu mối sẽ là nơi tập trung trao đổi, mua bán nông sản; điểm trung chuyển nông sản đi phân phối cho các khu vực đô thị. Chợ đầu mối nông sản phải được xây dựng ở khu vực thông thoáng, tiện lợi về giao thông; đảm bảo được an toàn cháy nổ; an ninh trật tự và đặc biệt là đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Còn doanh nghiệp với vai trò thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản cần bám sát thị trường, đầu tư mạnh cho hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường để có được các thông tin hữu ích về nhu cầu sản phẩm, tối ưu hóa mạng lưới phân phối để đưa nông sản đến tay người tiêu dùng nhanh nhất; an toàn nhất với chi phí hợp lý.

Riêng nhà nông, cần tìm hiểu, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp để có thể xác định được nhu cầu thị trường về sản phẩm trước khi quyết định đầu tư sản xuất, đồng thời sản xuất phải theo đúng tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thiết nghĩ, việc liên kết xây dựng chuỗi cung ứng nông sản hoạt động theo hệ thống kéo cùng với ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến bảo quản nông sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối là những vấn đề then chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nông sản./.

Tác giả: Lê Anh
Nguồn: cpv.org.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập605
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm604
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,156
  • Tổng lượt truy cập92,035,885
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây