Học tập đạo đức HCM

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Thứ hai - 28/09/2015 03:30
Xác định bảo vệ môi trường là lợi ích lâu dài, trong quá trình xây dựng NTM, công tác vệ sinh môi trường nông thôn là tiêu chí được xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đặc biệt quan tâm.
Điểm nổi bật của xã Đông Phước A trong thực hiện tiêu chí môi trường là vận động người dân thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình đúng quy định

Những năm qua, xã đã triển khai nhiều việc làm thiết thực vừa tạo ý thức trong dân, vừa góp phần hoàn thành xây dựng NTM.

Tiêu chí môi trường được xem là tiêu chí khó bởi đa phần dựa vào ý thức của người dân, chính vì thế tuyên truyền sâu rộng trong dân về giữ gìn vệ sinh môi trường được Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Đông Phước A xem là biện pháp “gốc”. Theo đó, địa phương luôn phát động người dân khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, trồng hoa, trồng hàng rào cây xanh dọc theo các tuyến đường để tạo cảnh quan môi trường sáng-xanh-sạch-đẹp.

Điểm nổi bật của xã Đông Phước A trong thực hiện tiêu chí môi trường là vận động người dân thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình đúng quy định. Cụ thể, mỗi hộ gia đình trên địa bàn xã đều có thùng hoặc đào hố đựng rác, sau khi phân loại thì tiến hành xử lý bằng cách chôn lấp sau vườn hoặc đốt đối với rác dễ cháy. Đặc biệt là từ năm 2014 xã đã thực hiện thí điểm mô hình hố xử lý rác bằng xi măng quy mô hộ gia đình tại ấp Tân Long, tuy mới thực hiện không lâu nhưng phát huy hiệu quả đáng kể.

Theo người dân cho biết những năm trước đây, đa phần bà con bỏ rác tại các điểm đất trống hoặc những chỗ cần san lấp mà không cần phân loại hay thiêu hủy, xác động vật chết có khi còn vứt xuống kênh, mương. Từ khi đồng hành cùng Chương trình MTQG xây dựng NTM, đặc biệt là việc xây dựng hố xử lý rác, tình hình vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực.

Ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Phước A, cho biết, ngoài các đợt ra quân thực hiện dọn dẹp thì xã hiểu được vấn đề căn cơ là tạo được ý thức từ phía người dân. Do đó địa phương đã thí điểm mô hình xây hố xử lý rác tại ấp Tân Long, trong đó cán bộ, đảng viên thực hiện trước để làm gương cho dân.

Nhờ vậy mà đến nay tình hình xử lý rác thải theo hình thức đào hố tự hủy tại nhà tại ấp Tân Long đạt 100%, 8 ấp còn lại trên địa bàn đều thực hiện đạt trên 50%. Riêng tuyến tỉnh lộ 925 thuộc 2 ấp Phước Long và Tân Thuận, địa phương đã bố trí đặt các thùng rác dọc 2 bên đường. Cứ 2-4 nhà sẽ có một thùng rác, và mỗi ngày sẽ có người đến thu gom. “Từ khi thực hiện mô hình này ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng đã nâng lên đáng kể”, ông Lê Thanh Phong cho biết thêm.

Theo ông Tạ Trung Hiếu, Trưởng ban Công tác mặt trận ấp Tân Long, bước đầu triển khai mô hình xuống dân cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi đa phần người dân không hiểu việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và một phần sợ tốn kém.

Khi đó lãnh đạo ấp đã họp lại với nhau lập ra kế hoạch cụ thể, đồng thời phối hợp với tổ nhóm phụ nữ, đoàn viên thanh niên, tổ tự quản đến từng nhà vận động, phân tích cho bà con hiểu lợi ích của việc xây dựng hố xử lý rác. Đối với những hộ khó khăn, người già neo đơn, ấp sẽ đứng ra thu mua, vận chuyển vật liệu xây dựng, Hội Nông dân và Đoàn viên thanh niên phụ trách phần thi công. Sau thời gian nỗ lực, đến nay hầu hết các gia đình đều có hố rác đúng quy định.

Tuy nhiên, nhược điểm của việc xây hố xử lý rác là vào mùa mưa thường bị đọng nước khó xử lý rác, ấp đã xin ý kiến lãnh đạo xã sắp tới triển khai vận động người dân làm nắp hố.

Với vai trò là trưởng ấp đồng thời là người tiên phong trong việc xây dựng hố xử lý rác thải do xã triển khai, ông Phạm Văn Bé ấp Tân Long chia sẻ: “Lúc trước gia đình cũng có đào hố rác tự hoại nhưng mưa xuống thường bốc mùi, khi xã phát động xây dựng hố xử lý rác bằng xi măng, là cán bộ đảng viên, gia đình tôi đã bỏ ra gần 200.000 đồng mua vật liệu về xây dựng. Với hố chứa này giúp cho việc xử lý rác được thuận tiện hơn, những vật dụng không cần thiết có thể bán phế liệu được thì phân loại ra để bán, đối với rác sinh hoạt bình thường phần tro sau khi đốt dùng để bón cho cây trồng”.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, hiện nay bộ mặt nông thôn của xã đã có những đổi thay đáng kể. Trong chặng đường hoàn thành tiêu chí về môi trường, xã Đông Phước A còn gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, bằng việc chọn hướng đi phù hợp, sự hưởng ứng tích cực từ nhân dân nên việc hoàn thành tiêu chí môi trường sẽ không quá khó.

Nguồn: NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập386
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại880,119
  • Tổng lượt truy cập92,053,848
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây