Học tập đạo đức HCM

Bí quyết làm giàu của tỷ phú trang trại đa canh

Thứ hai - 28/09/2015 11:04
Từ một hộ nghèo nhất nhì xã, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trang trại đa canh, đến nay gia đình ông Nguyễn Đình Lâm, thôn 3/2B, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn (Hoà Bình) đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi lợn siêu nạc là một trong những nguồn thu lớn trong trang trại đa canh của ông Nguyễn Đình Lâ

Rót nước mời khách, ông Lâm bảo: “Căn biệt thự này gia đình tôi mới xây hơn 2 tỷ đồng từ vốn làm ăn của vợ chồng tích góp trong nhiều năm qua đấy”. Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, ông Lâm kể: Năm 1990, ông lập gia đình, do hai bên nội ngoại đều nghèo nên vợ chồng ông chỉ có mảnh vườn tạp cằn cỗi. Hai vợ chồng trồng chè, khoai, sắn và chăn nuôi quần quật mà mãi không đủ ăn.

Đúng lúc đó, vào năm 2000, Công ty C.P của Thái Lan về tỉnh xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi và mở rộng trang trại vệ tinh trong huyện. Công ty có cho cán bộ đến tận gia đình đặt vấn đề, muốn đầu tư cho ông chăn nuôi gia công. Sau nhiều ngày bàn bạc, vợ chồng ông  quyết định nhận lời. “Ngay sau đó, tôi phải chạy vạy, xoay xở khắp nơi vay vốn xây chuồng trại hơn 400m2 để nuôi 3.000 con gà” – ông Lâm kể.

Qua 2 đận thất bát do chuồng trại chưa đảm bảo kỹ thuật và ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, ông Lâm đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm và hăng hái học hỏi, bổ túc kỹ năng tay nghề. Nhiều năm sau vợ chồng ông chăn nuôi liên tục có lãi. Hiện, trung bình mỗi năm trang trại của ông Lâm giao sản lượng trên 100 tấn gà công nghiệp cho công ty, nhận được thù lao trên 300 triệu đồng.

Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, ông Lâm có thêm vốn đầu tư vào chăn nuôi gần 10 bò đẻ, 200 lợn siêu nạc, và nuôi cá. Lãi ròng mỗi năm ông Lâm thu được từ trang trại đa canh đạt hơn 1 tỷ đồng. Ông Lâm cho biết, hiện ông còn đang giữ chức Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chăn nuôi thôn 3/2B với 45 thành viên là các chủ trang trại chăn nuôi, trồng trọt tại thôn.

Nguồn: danviet
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập349
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại879,035
  • Tổng lượt truy cập92,052,764
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây