Học tập đạo đức HCM

Ngân hàng bơm vốn cho giống đặc sản

Thứ sáu - 13/07/2018 22:19
Vào thời điểm giá lợn hơi (heo hơi) ở Quảng Ninh xuống thấp nhất với mức 30 nghìn đồng/kg thời gian trước, riêng giá lợn hơi Móng Cái vẫn giữ giá 80 – 85 nghìn đồng/kg. Nhiều trang trại không đủ lợn thương phẩm và lợn giống để cung cấp cho thị trường.

Đó là lý do mà người nuôi lợn Móng Cái càng vững tâm. Và đây cũng chính là lý do mà hệ thống ngân hàng Quảng Ninh nói chung và Móng Cái nói riêng tăng cường cấp vốn cho người nông dân nuôi giống lợn đặc sản này.

Chị Lê Thị Thuý Dung (Công ty Nông lâm ngư Quảng Ninh, đơn vị sở hữu trang trại lợn Móng Cái lớn nhất Quảng Ninh) chia sẻ, đôi khi chỉ thiếu một chút cũng không thành. Nhưng, Agribank Móng Cái đã thấu hiểu cái “thiếu” ấy của doanh nghiệp. Nguồn vốn gần 4 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi được Agribank Móng Cái bơm vào đúng lúc đã giúp chị phát triển được trang trại với cơ ngơi như hôm nay.

Không chỉ có thế, Agribank còn thường xuyên theo sát từng bước đi của doanh nghiệp để có những cảnh tỉnh kịp thời đối với khách hàng. Theo cán bộ Agribank Móng Cái thì khi doanh nghiệp có ý định thành lập nhà máy chế biến thịt lợn tại Móng Cái, ngân hàng đã khuyên doanh nghiệp phải cân nhắc và cân đối giữa vùng nguyên liệu, công suất tiêu thụ của nhà máy, thị trường đầu ra cho sản phẩm, thương hiệu... Chính nhờ những cảnh tỉnh ấy mà doanh nghiệp của chị Dung đã kịp thời điều chỉnh hướng đi, tập trung phát triển vùng nguyên liệu trước khi phát triển nhà máy chế biến.

Theo báo cáo nhanh của Phòng giao dịch Agribank Hải Tiến – trực thuộc Agribank chi nhánh Đông Quảng Ninh – thì hiện nay, Phòng đang đầu tư cho 133 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn, dư nợ cho vay 18.355 triệu đồng, chủ yếu là các hộ dân trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp quy mô nhỏ vay vốn từ 50 đến 100 triệu đồng. 11 trang trại, dư nợ 30.900 triệu đồng. 5 trang trại chăn nuôi lợn móng cái có dư nợ 5.750 triệu đồng; 6 trang trại nhỏ khác dư nợ 25.150 triệu đồng, gồm nuôi trồng thủy sản, nuôi gà và trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp.

Việc đầu tư phát triển đàn lợn Móng Cái khá thuận lợi do nhận được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền địa phư­ơng, thành phố, tỉnh Quảng Ninh; Agribank, Ngân hàng Nhà n­ước… để duy trì, phát triển th­ương hiệu giống lợn Móng Cái. Chính vì thế, việc nuôi lợn Móng Cái nói chung và phát triển trang trại lợn Móng Cái nói riêng đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người­ dân tại khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Chị Dung cho biết, giống lợn Móng Cái có sức đề kháng tốt, khả năng thích ứng với điều kiện môi trường cao, lợn nái rất mắn đẻ và chăm con khéo. Riêng lợn thương phẩm thì chất lượng thịt rất tốt: da mỏng, xương nhỏ, thịt mềm, mỡ thơm... Tuy nhiên, giống lợn này cũng có hạn chế là thời gian nuôi lâu, gấp 3-4 lần so với các giống lợn lai, lợn ngoại; tỷ lệ mỡ trong thịt cao.

Điều đó đồng nghĩa với việc muốn phát triển sản xuất giống lợn Móng Cái thì phải đầu tư lớn hơn, vốn đọng dài hơn và sản phẩm kén người mua hơn do giá thành khi ra thị trường cao hơn hẳn so với mức giá thịt lợn khác. Chính vì thế, nhu cầu về vốn là rất lớn, nếu chỉ dựa vào vốn tự có thì doanh nghiệp sẽ rất khó trụ vững.

Được biết, từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, giống lợn Móng Cái đã được Bộ Nông nghiệp đưa vào danh mục “Con giống quý của Quốc gia”. Theo đánh giá của chuyên gia, giống lợn Móng Cái có khả năng sinh sản cao, thích nghi được với nhiều môi trường, không kén chọn thức ăn và rất phàm ăn. Đặc biệt, có sức chống chịu bệnh tật rất tốt và chất lượng thịt thơm ngon hơn các giống lợn khác nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Hiện nay, TP. Móng Cái đã phát triển mô hình nuôi lợn Móng Cái và xác định xây dựng thương hiệu “Lợn Móng Cái” trở thành một sản phẩm đặc trưng của địa phương. Theo định hướng này, thành phố đã triển khai thực hiện Dự án: “Duy trì và phát triển đàn lợn Móng Cái theo tiêu chuẩn VietGAP”.

Quy trình nuôi lợn Móng Cái ở trang trại này được đảm bảo theo đúng quy trình VietGAP, từ nguồn thức ăn sạch, chủ yếu từ cám gạo và ngô; hệ thống chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc khử trùng; đàn lợn được tiêm phòng định kỳ, mỗi ô chuồng đều có bảng theo dõi lợn mẹ và lợn con theo mẹ. Đàn lợn nái sau khi phối giống thành công sẽ được phân loại chia thành các chu kỳ để có chế độ chăm sóc phù hợp.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập491
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại844,243
  • Tổng lượt truy cập92,017,972
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây