Học tập đạo đức HCM

Người lao động chung sức cùng doanh nghiệp

Chủ nhật - 15/07/2018 09:50
Khi tình hình sản xuất, kinh doanh tại nhiều doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn, thì tại các Hội nghị Người lao động (NLĐ) với sự đồng lòng, hiệp sức, đặc biệt là các hiến kế, sáng kiến của NLĐ đã giúp DN vượt qua khó khăn, đứng vững và phát triển.

Tạo ra sản phẩm có chất lượng vượt trội

Đánh giá về tình hình sản xuất, kinh doanh đầu năm 2018 và cả năm 2017, ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Cty CP Phân bón Bình Điền, cho biết: Tình hình sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như thời tiết diễn biến phức tạp, mưa, bão, lũ liên tục xảy ra làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp, năng suất cây trồng bị sụt giảm; giá cả một số mặt hàng nông sản giảm so với trước nên bà con nông dân cắt giảm đầu tư vì vậy ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ phân bón trong năm. Với 800 DN kinh doanh phân bón trong nước, trong đó có 200 DN được cấp phép năm 2017 đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường phân bón. Tại thị trường Campuchia, Lào, Myanmar, mức độ cạnh tranh giữa sản phẩm của Bình Điền với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan ngày càng tăng, cùng với các chính sách bảo hộ cho các DN của các nước sở tại đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng thị trường của công ty. Các quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh phân bón tuy đã có tác động tích cực nhưng các sản phẩm phân bón kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả vẫn xuất hiện tràn lan nhưng chưa được xử lý nghiêm tiếp tục làm rối loạn thị trường phân bón, ảnh hưởng đến các DN sản xuất chân chính.

Đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức như thế, đội ngũ NLĐ Bình Điền đã có nhiều sáng kiến, hiến kế mới để cùng DN vượt qua khó khăn. Như phòng Kỹ thuật sản xuất đã có nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển đổi công nghệ sản xuất. Tại Hội nghị NLĐ của công ty, anh Võ Anh Tuấn, Phó phòng Kỹ thuật Sản xuất công ty, kể phân bón NPK được xem là mặt hàng ưa chuộng nhất hiện nay nhưng tùy theo vùng miền mà chủng loại sử dụng NPK có sự khác biệt. Như Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ là thủ phủ NPK 1 hạt, trong khi đó tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, một số tình trồng lúa Khu vực miền Trung ưu tiên sử dụng NPK trộn. “Nhưng dù bà con sử dụng sản phẩm nào, sản phẩm ấy phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, phân bón thông minh, cải tạo đất phù hợp với tình hình nhiều vùng đất nhiễm mặn hiện nay, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng triệt để, giảm thất thoát và giảm ô nhiễm môi trường. Vì thế, bên cạnh dòng sản phẩm vô cơ NPK chất lượng cao, các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ, phân vi sinh thật sự được quan tâm nhằm giúp cải tạo đất, nâng cao chất lượng nông sản, từng bước tiến tới nền nông nghiệp bền vững”.

Đứng trước những yêu cầu ấy, phòng Kỹ thuật Sản xuất đã phối hợp cùng Phòng Makerting, Phòng Nghiên cứu Phát triển sản phẩm và nhà máy để nghiên cứu, sản xuất thử, khảo nghiệm, sản xuất đại trà và cung ứng ra thị trường các dòng sản phẩm mới, có tính năng vượt trội, phù hợp với tình biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững. Phòng Kỹ thuật Sản xuất đã có nhiều điều chỉnh, hợp lý hóa nhằm tiết giảm định mức tiêu hao, tiết kiệm chi phí sản xuất và giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường. “Các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ mới đã cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài cũng như chinh phục được thị trường Campuchia, Thái Lan, Myanmar… góp phần tăng thị phần và sản lượng cho DN”- ông Trần Tuấn Sơn, Chủ tịch Công đoàn công ty, nhận xét.

Tiết kiệm tối đa chi phí cho DN

Tại Chương trình đối thoại định kỳ quý 2 năm 2018 do Công đoàn Cty CP APT- KCN Tân Tạo, TPHCM, tổ chức mới đây, ông Trương Tiến Dũng, Tổng giám đốc công ty, cũng cho biết, hiện nay việc xuất khẩu thủy hải sản tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn vì Châu Âu truy xuất nguồn gốc hải sản, ngư dân khó ra khơi kéo theo nguyên liệu sản xuất khan hiếm. Việc nuôi trồng cũng gặp khó khăn vì giá con giống, thức ăn đều tăng nhưng giá bán không thể tăng. Tuy nhiên, dù khó khăn cỡ nào, ban giám đốc cũng cố gắng tìm nguyên vật liệu thay thế để NLĐ có việc làm, có thu nhập ổn định. Song song đó, NLĐ cũng thể hiện cộng đồng trách nhiệm cùng DN trong việc có nhiều sáng kiến, cải tiến để tiết kiệm tối đa chi phí, giảm tối thiểu hàng hư hỏng, tạo ra nhiều sản phẩm mới để chinh phục khách hàng…

Trước lời kêu gọi của tổng giám đốc, anh Nguyễn Hoàng Huy, đội trưởng Xưởng Thắng Lợi, đã báo cáo về sáng kiến xe khung đựng vách ngăn bạch tuột, mực nút của xưởng. Tình hình là tổng số vách ngăn của xưởng làm bạch tuộc và mực nút tại công ty khoảng 2.200 cái được chứa vào trong các kết và kê trên các ballet tại khu vực để khuôn. Khi lên khuôn, bốc xếp đội phải di chuyền rất nhiều lần để chuyển vách ngăn về đội và trả kết không lại vị trí nhà khuôn. Người rửa khuôn tại khu vực cấp đông đóng cũng phải mất nhiều lần di chuyền những vách ngăn bẩn tại khu vực đóng gói về khu vực rửa khuôn. Vách ngăn chứa trong kết thời gian dài sẽ có hiện tượng bị rỉ sét và điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm chưa thật sự đảm bảo tuyệt đối. Căn cứ vào các hiện trạng trên để tiết giảm một số chi phí, công lao động và diện tích mặt bằng, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, Xưởng Thắng Lợi đã nghiên cứu sáng kiến ra xe khung inox treo các vách ngăn.

Sáng kiến này của anh Huy và anh chị em trong xưởng đã giúp vách ngăn được treo trên xe tầng inox luôn khô ráo và tránh được hiện tượng bị rỉ sét, đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Sáng kiến còn giúp DN tiết kiệm gần 100 triệu đồng chi phí mua công cụ. Về nhân công, tiết kiệm được thời gian di chuyển các vách ngăn về đội lên khuôn; tiết kiệm được thời gian di chuyển và xếp vách ngăn về khu vực rửa khung.

Bà Lê Thị Thùy Trang, Chủ tịch CĐ Cty CP APT, nhận xét: “Không chỉ có anh Huy và Xưởng Thắng Lợi, để chung sức cùng DN, rất nhiều NLĐ ở các xưởng khác đã có những sáng kiến, cải tiến như tạo cây đánh vải cá, nghĩ ra cách đánh vải cá nhanh, tiết kiệm, tạo ra các sản phẩm mới như khô, há cảo… đã giúp DN tiết kiệm chi phí lớn và năng suất, tăng thu nhập cho chính NLĐ”.

QUỐC THIÊN/ Người lao động
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập333
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm332
  • Hôm nay46,701
  • Tháng hiện tại821,979
  • Tổng lượt truy cập91,995,708
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây