Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết: Khi sáp nhập về Hà Nội, huyện xác định mục tiêu cán bộ làm sao phải hòa nhập văn hóa. Tiếp cận, hòa nhập với cán bộ các/Sở/ban ngành của các quận huyện Thủ đô là việc quan trọng sau đó mới chuyển được tới người dân.
Trong 10 năm qua, các chương trình về văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động xây dựng làng xã cơ quan đơn vị văn hóa huyện luôn quan tâm bằng việc xây dựng các mô hình cụ thể trong tất cả các lĩnh vực: Thể hiện ở khu dân cư, thôn bản, tổ chức hội để lưu giữ được truyền thống như trong lễ hội vẫn giữ được văn hóa truyền thống nhưng phải thổi hồn được cái mới.
Kết quả xây dựng làng xã, cơ quan đơn vị văn hóa những năm qua Mê Linh thực hiện rất chặt chẽ và chính xác nên tỉ lệ thôn làng cơ quan đơn vị văn hóa trên địa bàn huyện được TP đánh giá tốt. Trong công tác bảo tồn, trùng tu tôn tạo, Hà Nội có quy trình xem xét đầu tư trùng tu tôn tạo bất kỳ dự án nào về di tích lịch sử cũng rất chặt chẽ trong phạm vi văn hóa-tôn giáo để giữ giá trị gốc, huyện rất quan tâm điều này và được TP đánh giá tốt.
Mê Linh đã hình thành được vùng cây ăn quả sản lượng cao, làm giàu cho bà con nông dân. Ảnh:T.A |
Trong 10 năm qua, sự nghiệp văn hóa thể thao và du lịch huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Phong trào phát triền văn hóa, thể thao đã tạo nên diện mạo mới, khơi dậy truyền thống đoàn kết, tạo nên sức mạnh nội lực trong mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; tạo môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, những hủ tục và tạo khí thế ra sức thi đua lao động sản xuất.
Ông Tuấn cho biết, đến nay toàn huyện đã được công nhận 73/94 làng, tổ dân phố văn hóa, đạt 77,6%. Toàn huyện có hơn 87% gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa. Cùng với đó, huyện đã đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể thao; đã có 72/94 thôn, làng xây dựng nhà văn hóa, đạt tỷ lệ 76,6%... Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đã đạt được kết quả quan trọng. Từ năm 2008 đến năm 2016, có 8 di tích được công nhận, trong đó năm 2013 có 1 Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng được công nhận.
Điều để lý giải cho việc các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao cũng như đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn huyện Mê Linh được nâng cao chính là sự ổn định, nâng cao về đời sống vật chất. Sau hơn 10 năm trở thành vùng ven ngoại ô của Thủ đô, với những cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế phù hợp của TP Hà Nội, huyện Mê Linh đã đạt được nhiều kết quả cao trong phát triển kinh tế.
Tốc độ phát triển kinh tế trong 10 năm của huyện đạt mức tăng bình quân khá cao 10,2%/năm. Năm 2008 tăng 37,3%; từ năm 2015 trở đi, tốc độ tăng hàng năm đều đạt từ trên 7,0% đến 8,0%. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn được cải thiện rõ rệt, năm 2017 đạt 35,4 triệu đồng/người, gấp 3, 2 lần so với năm 2008 (11,04 triệu đồng/người).
Từ năm 2008 đến nay trên địa bàn huyện đã thành lập mới hơn 1.300 doanh nghiệp, 6.432 hộ kinh doanh, 82 HTX. Các doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ vảo việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động.
Mặc dù theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong lĩnh vực nông nghiệp, diện tích gieo trồng cây hàng năm có xu hướng tiếp tục giảm xuống, một phần do chuyển sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm, một phần do tình trạng bỏ trống đất canh tác cây vụ đông, nhưng diện tích trồng các loại rau tăng 20,4%, diện tích hoa tăng hơn 42%. Xuất hiện những cánh đồng chuyên canh lớn và nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn hơn. Vùng rau ở Tráng Việt, Tiền Phong, Văn Khê, Dại Thinh, Hoàng Kim… chiếm 85% tổng diện tích gieo trồng rau toàn huyện, góp phần đưa huyện Mê Linh là nơi có tổng diện tích gieo trồng và sản lượng rau lớn nhất TP.
Bên cạnh đó, dọc vùng đất bãi từ Tráng Việt đến Tiến Thịnh đã có tới 400 ha trồng tập trung các loại cây ăn quả lâu năm như bưởi, chuối, xoài... Tại các xã trồng rau, hoa và cây ăn quả lâu năm này, năng suất dã đạt ở mức cao, sản lượng hàng hóa bán ra ngoài huyện lớn, làm tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Nhiều hộ sản xuất và buôn bán có quy mô lớn, liên kết với nhiều đầu mối trong và ngoài Hà Nội để tiêu thụ nông sản, ông Tuấn thông tin.
Tác giả bài viết: Thịnh An
Nguồn tin: phapluatxahoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã