Gần 2 tuần nay, gia đình chị Nguyễn Thị Giang, thôn 4, xã Cẩm Sơn luôn bận rộn vì vào vụ thu hoạch dưa chuột. Chị Giang chia sẻ: Những năm trước hầu hết mọi gia đình trong xã đều xuống giống bắt đầu từ tháng 11, khi vào vụ thu hoạch rất khó tiêu thụ. Năm nay gia đình mạnh dạn gieo sớm hơn, nên thời điểm này đã có thu hoạch.
Do trồng vào thời điểm mưa nhiều nên gia đình chị Giang phải phủ nilon để cây phát triển. Hiện tại, với diện gần 2 sào dưa chuột, vào vụ thu hoạch chính, mỗi ngày gia đình chị Giang hái được 8-9 yến, có ngày được 1,2 tạ dưa chuột.
Phấn khởi hơn, do dưa thời điểm này trên thị trường còn ít nên rất được giá, lại dễ tiêu thụ. Cứ đến ngày thu hoạch, thương lái vào tận ruộng thu mua, bà con không phải đi chợ bán như vụ chính. Với giá 8.000 -10.000 đồng/kg, tính đến hết vụ dưa sau khi trừ chi phí cho gia đình chị lãi gần 15 triệu đồng.
Mỗi sào dưa cho năng suất từ 1- 1,5 tấn, sau khi trừ chi phí cũng thu về từ 7 đến 10 triệu đồng. Ảnh: Thái Hiền |
Thời điểm này không chỉ ở Cẩm Sơn mà ở xã Tường Sơn bà con nông dân thôn 7, thôn 8 cũng đang thu hoạch dưa chuột sớm. Anh Trần Văn Bình, thôn 7, xã Tường Sơn cho biết: Gia đình có 3 sào đất ruộng, những năm gần đây chuyển sang tập trung trồng dưa chuột. Vụ dưa sớm này được gia đình anh xuống giống từ tháng 8 và thu hoạch từ tháng cuối tháng 9 đến hết tháng 10.
Còn dưa chính vụ được gieo trỉa từ tháng 11 và ra năm mới thu hoạch. Theo kinh nghiệm của anh Bình, trồng dưa sớm thường rất được giá, lại dễ tiêu thụ. Ước tính mỗi sào dưa cho năng suất từ 1- 1,5 tấn, sau khi trừ chi phí cũng thu về từ 7 đến 10 triệu đồng/sào.
Sau khi thu hoạch, người dân phân loại để thương lái đến thu mua ngay tại ruộng. Ảnh: Thái Hiền |
Hiện nay, dưa chuột vụ sớm được bà con trồng nhiều ở xã Cẩm Sơn, Tường Sơn, Tào Sơn với diện tích gần 15 ha. Theo tính toán của người dân, dưa chuột là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, vốn chi phí đầu tư thấp, hiệu quả thu lại cao.
Khi đã bước vào vụ có thể thu hoạch liên tục 2 ngày 1 lần trong vòng 1 tháng, với năng suất bình quân đạt 1- 1,5 tấn/sào, trừ chi phí tính ra mỗi ha mang lại cho người dân thu nhập từ 100-150 triệu đồng/năm.
Với giá trị cây dưa chuột mang lại, huyện Anh Sơn đang khuyến khích người dân mở rộng diện tích trên các diện tích đất màu, đất đồi vệ, đất ruộng để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đồng thời phối hợp với các ngành chuyên môn về các địa phương có diện tích rau màu lớn trên địa bàn huyện để chuyển giao kỹ thuật từ đó giúp người dân có điều kiện nâng cao thu nhập, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Thái Hiền/ Báo Nghệ An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;