Học tập đạo đức HCM

Người đàn ông “say”… rác

Thứ năm - 11/10/2018 21:18
Mặc dù có rất nhiều lựa chọn để làm giàu nhưng ông Ngô Xuân Tiệc – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa đã chọn việc gây dựng sự nghiệp của mình từ… rác. Thành lập hàng loạt nhà máy xử lý rác thải khắp đất nước, ông Tiệc chỉ có mong muốn giúp cộng đồng hạn chế những phiền phức do rác gây ra.

Đường vào nghề… rác

Trước khi chọn con đường đồng hành với… rác, ông Ngô Xuân Tiệc (quê ở Nam Định) từng là thủy thủ tàu Viễn Dương – một nghề cực kỳ “hot” lúc bấy giờ. Công việc đó không chỉ giúp ông có mức thu nhập khá mà còn đưa ông đi khắp năm châu.

 nguoi dan ong “say”… rac hinh anh 1

Ông  Ngô Xuân Tiệc (cầm ô) đưa đối tác đi tham quan nhà máy xử lý rác thải. Ảnh: T.L

Nhiều năm qua, ông Tiệc cùng công ty của mình còn đóng góp xây dựng nhiều công trình phục lợi cho địa phương như: Trường học, nhà văn hóa, đường xá, cầu cống… và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

Sau nhiều năm bôn ba, khi đã có được một số vốn đáng kể cùng với kinh nghiệm học hỏi được sau các chuyến đi, ông Tiệc quyết định bỏ nghề và bắt tay vào làm kinh doanh. Do có được bản năng “trời phú” cùng với sự tích lũy, ham học hỏi, chỉ một thời gian ngắn, ông Tiệc đã trở thành một đại gia trong lĩnh vực bán lẻ.

Tuy nhiên, càng kinh doanh, càng thu được nhiều tiền, ông Tiệc càng nhận ra một điều rằng: Nghề kinh doanh bán lẻ thực sự không phù hợp với tính cách và triết lý sống của cuộc đời ông. Khi ông bắt gặp những con phố ô nhiễm, những thùng rác sinh hoạt luôn đầy ắp và quá tải ở các thành phố lớn, ông đã quyết định một lần nữa chia tay với nghề kinh doanh “ngồi mát ăn bát vàng” để bước vào một con đường không hề trải hoa hồng: Nghề xử lý rác thải.

Ông Tiệc cho biết: “Nhiều bạn làm ăn lâu năm, khi biết tôi đi làm… rác thì rất lo lắng. Chẳng ai có thể nghĩ rằng khi tôi đã có lưng vốn tiền bạc lại lựa chọn đi “chui rúc” vào những đống rác để kiếm tiền”.

Nhưng, với con mắt của người kinh doanh, ông Tiệc lại nghĩ khác, ông cho rằng, rác thải cũng là một thứ hàng hóa, nếu biết cách làm, nó không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn đem lại ý nghĩa lớn cho cộng đồng và những người xung quanh ông.

Bắt tay vào làm việc với “rác”, ông Tiệc băn khoăn nhất là làm thế nào để xử lý rác bằng máy móc nội địa để không bị động bởi “cuộc chơi” công nghệ rác trên thế giới. Đã đi hầu như khắp thế giới ông thấy mình hoàn toàn có đủ điều kiện để nhập công nghệ xử lý rác tiên tiến nhất về Việt Nam nhưng ông Tiệc đã không làm thế.

“Môi trường nóng ẩm của nước ta và nguồn gốc rác từ các đô thị Việt Nam không giống bất cứ thể loại rác nào trên thế giới. Rác có từ sắt, thép, xi măng, gạch đá, thủy tinh, hóa chất đến giấy, thức ăn, rẻ rách,... và không hề được phân loại từ đầu. Nếu nhập công nghệ nước ngoài về chưa chắc đã phân loại hết được rác Việt. Hơn nữa, nếu máy hỏng hóc, sửa chữa, bảo dưỡng đều phải phụ thuộc vào đối tác nước ngoài”-ông Tiệc nói.

Suy nghĩ như vậy, ông quyết định phải làm công nghệ xử lý rác hoàn toàn nội địa để phù hợp với môi trường thực tế và dễ sửa chữa hơn khi hỏng hóc. Sau nhiều lần nghiên cứu, lựa chọn, thử nghiệm, hiện tại, công nghệ xử lý rác thải của Tâm Sinh Nghĩa đã khá ổn định và hoàn thiện về chất lượng.

“Rác được chuyển về nhà máy xử lý, dùng hệ thống búa văng để xé các túi rác lớn, đây là khâu phân loại ban đầu. Sau đó, rác được chạy qua khu vực sàng lồng để phân loại các kích cỡ. Khi rác đã cùng kích cỡ thì sẽ dùng phương pháp tuyển gió dọc và gió ngang. Mục đích là dùng những hệ thống tạo gió công nghiệp cực mạnh là để phân ra các loại rác nhẹ và làm sạch những thành phần rác dẻo. Phương pháp này sẽ làm đi làm lại nhiều lần đối với rác. Cuối cùng, rác sẽ được chạy trên băng chuyền từ, để tách kim loại ra khỏi rác”- ông Tiệc mô tả.

Ông Tiệc cho biết thêm, sau khi phân loại, hệ rác hữu cơ sẽ được đưa vào những kho ủ men để làm nguyên liệu cho sản xuất phân hữu cơ. Thành phần rác có nguồn gốc từ nhựa, kim loại sẽ đưa vào tái chế, cuối cùng chỉ còn 5% là rác không sử dụng được vào mục đích gì  sẽ được chôn lấp theo đúng quy trình khoa học, đảm bảo theo tiêu chuẩn về xử lý chất thải do nhà nước quy định.

Nằm mơ cũng thấy… rác

 nguoi dan ong “say”… rac hinh anh 2

"Nhiều hôm, nằm ngủ tôi cũng mơ về rác, mơ về những nhà máy xử lý rác của người Việt mình để đáp ứng được những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao nhất”.

Ông Ngô Xuân Tiệc

Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Tiệc liên tục kể về những dự án liên quan đến rác thải. Ông cười: “Nhiều hôm, nằm ngủ tôi cũng mơ về rác, mơ về những nhà máy xử lý rác của người Việt mình để đáp ứng được những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao nhất”.

Để biến ước mơ “ở đâu có rác là ở đó có Tâm Sinh Nghĩa”, ông Tiệc đã xây dựng liên  tục nhiều nhà máy xử lý rác thải ở khắp mọi miền đất nước. Đầu tiên phải kể đến nhà máy tái chế rác thải sinh hoạt Củ Chi (tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi). Đây là nhà máy nội địa hóa 100%, được xây dựng từ năm 2012  với công suất xử lí hàng nghìn tấn rác thải mỗi ngày.

Nói về sản phẩm đầu tiên của mình, ông Tiệc kể: “Tuy là chân ướt chân ráo, nhưng các yếu tố, yêu cầu về khoa học phải tuân thủ nghiêm ngặt. Hơn nữa, đây lại là công nghệ 100% nội địa, phải đến khi rác được nhập về xử lí ngon lành, đâu ra đó mình mới yên tâm”.

Không chỉ những nhà máy với công suất lớn, ông Tiệc còn xây dựng những nhà máy nhỏ với công suất chưa đến 100 tấn rác mỗi ngày đề phù hợp với từng vùng, từng hạng mục.

Hiện, Công ty Tâm Sinh Nghĩa của ông đang vận hành 6 nhà máy xứ lý rác thải tại: TP.Hồ Chí Minh, Long An, Kiên Giang, Huế, Hà Nam. Trong tương lai, phía công ty còn muốn có mặt ở nhiều địa phương khác để làm công tác xử lý thu gom rác thải.

Tuy là một doanh nghiệp với 100% công nghệ nội địa, nhưng cách mà Công ty Tâm Sinh Nghĩa làm không chỉ xử lý rác theo cách chôn lấp truyền thống mà áp dụng công nghệ để biến rác thành tiền, tạo ra những sản phẩm tái chế phục vụ cho sản xuất và nông nghiệp.

Đó là sự ra đời của sản phẩm phân bón Tâm Sinh Nghĩa; sự ra đời của các sản phẩm nguồn gốc từ nhựa dẻo tái chế mang thương hiệu Tâm Sinh Nghĩa như: Đồ gia dụng xô chậu, ống nhựa và ống nhựa dẻo dẫn nước… Những sản phẩm này được bán với giá thành thấp và chất lượng ổn định

Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng với ý thức cộng đồng ông Tiệc còn thường xuyên tham gia và các chương trình từ thiện. Mỗi năm, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa đã đưa tới người nghèo hàng tỷ đồng, đặc biệt là trong các hoạt động cứu trợ thiên tai, lũ lụt…

Tác giả bài viết: Gia Tưởng - Hương Hạnh

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập594
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm593
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,990
  • Tổng lượt truy cập92,035,719
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây