Học tập đạo đức HCM

Người nông dân nhiều đất nhất Việt Nam, quản lý và canh tác hơn 1.000 ha

Thứ ba - 04/10/2016 21:17
Ông Út Huy (Võ Quan Huy) ngụ Hiệp Hòa, Đức Hòa, Long An, được coi là nông dân sử dụng nhiều đất nhất vùng ĐBSCL, thậm chí cả nước, khi đang quản lý và canh tác hơn 1.000 ha đất nông nghiệp, trải rộng từ ĐBSCL đến tận Tây Nguyên.

Siêu đại điền chủ

Tôi gặp ông Võ Quan Huy lần đầu tiên tại trang trại chuối rộng hơn 80 ha ở xã Bầu Đồn, Gò Dầu, Tây Ninh. Tôi hơi bất ngờ bởi thân hình cao to lừng lững, đen đen đậm chất nông dân, đang cùng trò chuyện và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân.

Lần gặp sau còn "choáng" hơn khi ông ôm ra một chồng sổ đỏ, liệt kê ra không biết bao nhiêu tài sản đất đai đang được ông khai thác sử dụng vô cùng hiệu quả. Ông được coi là nông dân sử dụng nhiều đất nhất.

14-38-24_nh-2-tich-tu-ruong-dt
Được tích tụ ruộng đất, nông dân có điều kiện đầu tư canh tác, làm thủy lợi

14-38-24_nh-2-tich-tu-ruong-dt

 

 

Ông Út Huy kể, cha mất năm 1957 trong chiến khu vì bệnh, mẹ một mình gồng gánh nuôi con. Năm 14 tuổi, ông một buổi đi học, thời gian còn lại ôm vô lăng chiếc máy cày Massey Ferguson đời 69 đi cày thuê kiếm tiền phụ mẹ. Nhà đông miệng ăn, lại toàn là nữ (5 chị gái) nên dù còn tuổi ăn tuổi ngủ, ông đã là trụ cột của gia đình.

Cho đến ngày đất nước thống nhất, tài sản lớn nhất của ông Út Huy vẫn là sức khỏe và chiếc máy cày. Ông lăn lộn đủ nghề từ chạy máy cày, đốn mía thuê, làm lò đường, trồng mì, trồng đậu… nhưng vẫn không khá lên được vì 3 ha đất nhà bị chua phèn, trồng cây gì năng suất cũng thấp. 

Năm 1977, khi 22 tuổi, ông rủ một số thanh niên trong xóm ôm chiếc máy cày và chút vốn đi Tây Ninh “khẩn hoang” 15 ha đất trồng mía. Nhưng trận lụt năm 1978 khiến toàn bộ mía bị nhấn chìm, thu hoạch không được bao nhiêu, ông dường như trắng tay, phải quay lại nghiệp làm thuê. 

Năm 1982, ông lại ôm máy cày sang tỉnh Sông Bé (cũ) tham gia xây dựng vùng nguyên liệu mía do nhà máy đường Bình Dương phát động. Được nhà máy đầu tư vốn, ỷ có sức khỏe, máy khỏe, ông nhận 80 ha đất ở Tân Uyên rồi cày vỡ đất trồng mía.

Nào ngờ máy cày đất quá sâu, không giữ được nước, vụ đầu tiên ruộng mía chết hơn 80%. Nhiều người tham gia trồng mía cũng rơi vào tình trạng như ông, phải bỏ của chạy lấy người. Riêng ông quyết ở lại làm trả nợ. Không tiền mua gạo nuôi “quân”, ông thuyết phục hàng quán cho mua nợ.

Nhiều anh em tay trắng chấp nhận theo ông làm không lương, chờ ngày thu hoạch. Làm theo kiểu ăn trước trả sau, mất 6 năm, ông mới trả xong nợ nhà máy.

Đầu những năm 1990, khi Đông Âu sụp đổ, các nông trường quốc doanh hợp tác trồng cao su bị bỏ hoang.

Ông nhận 70 ha đất ở Bời Lời (Tây Ninh), khai hoang phục hóa trồng mía. Đất vùng này thiếu nước, vụ đầu tiên hệ thống tưới không đảm bảo nên ông lại thua lỗ, phải 3 năm sau mới trả hết nợ. Khi cả 2 vùng Tân Uyên và Bời Lời cây mía ổn định, mỗi năm sinh lợi trên 500 triệu đồng (thời điểm trước 1995), ông được mọi người gọi là “Huy mía”. 

Dành dụm được số vốn tương đối lớn, ông về “rốn phèn” Đồng Tháp Mười (Long An) khai hoang 240 ha đất trồng mía. Không may, trồng cây nào chết cây đó, vốn liếng trôi sạch bởi phèn quá nặng, không cây gì sống nổi.

Ông định đầu hàng đất phèn thì ông Tạ Tuyết (Giám đốc công ty đường Hiệp Hòa Long An thời điểm đó) động viên tiếp tục “chiến đấu”, hứa sẽ đầu tư và cho giãn nợ. 

Rút kinh nghiệm từ những thất bại xương máu trước đó, ông xây dựng hệ thống đê bao chống lũ, rửa phèn, cơ giới hóa... Trận lũ lịch sử năm 2000 cuốn trôi mọi thứ, duy 240 ha đất trồng mía của Út Huy nằm trong đê bao vẫn “vững như pháo đài”. Nhiều người xem đây là kỳ tích...

'Đối với các tập đoàn, khi có dự án đầu tư vào nông nghiệp họ rất dễ được các khoản vay ưu đãi từ trăm tỷ đến cả ngàn tỷ. Nhưng nông dân thì không, chúng tôi chỉ có thể vay theo dạng “cầm đồ”, nghĩa là có tài sản gì thì cứ thế chấp ngân hàng". -Ông Võ Quan Huy.

Hiện ông Võ Quan Huy đang quản lý hơn 1.000 ha đất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm ổn định cho gần ngàn công nhân làm trang trại ở nhiều địa phương như: 120 ha nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng; 240 ha trồng chuối, chăn nuôi bò, cây ăn trái ở Đức Huệ (Long An); trang trại 80 ha chuối ở Tây Ninh; vườn cao su và bưởi da xanh 80 ha ở Tân Uyên (Bình Dương); 350 ha trồng chè, chuối, bơ ở Bảo Lâm (Lâm Đồng)…

 

Hạn điền cản trở

Có trong tay cả ngàn hecta đất sản xuất nông nghiệp nhưng ông Út Huy vẫn chưa bằng lòng với thành quả có được. Hiện ông đang đẩy mạnh phát triển hai loại cây ăn trái chủ lực là chuối và bưởi da xanh với tham vọng quy mô lên đến 1.000 ha trong năm 2020. Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất của ông lúc này không phải là nguồn vốn mà là vướng mắc của chính sách hạn điền hiện nay.

Theo ông Huy, để vươn lên tầm thế giới đòi hỏi nông nghiệp phải có một sự vươn tầm về quy mô sở hữu, sử dụng đất đai rộng lớn. Ví dụ: Để sản xuất trái chuối hàng hóa, hướng đến xuất khẩu, được khách hàng tín nhiệm như mô hình ông đang áp dụng thì quỹ đất tối thiểu phải có là 100 ha trở lên. Với quỹ đất rộng như thế, nông dân mới có thể đầu tư nhà máy đóng gói, đường cáp tải vận chuyển, cáp chống ngã đổ.

14-38-24_nh-1-tich-tu-ruong-dt
Dự kiến đến năm 2020 trang trại chuối Fohla sẽ phát triển lên quy mô 1.000 ha, phục vụ xuất khẩu

14-38-24_nh-1-tich-tu-ruong-dt

 

 

Đặc biệt, đối với việc canh tác tại vùng ĐBSCL thì việc xây dựng các tuyến đê bao chống hạn, ngăn mặn là điều bắt buộc phải thực hiện. Dễ thấy nhất là với quy mô 10 ha thì nông dân không thể nào xây dựng đê bao được vì vừa tốn tiền, vừa mất rất nhiều đất nhưng hiệu quả không cao. Tuy nhiên, với 2 trại chuối quy mô hơn 200 ha thì ông Huy phải làm và đã làm được điều này.

Mặc khác, ông Út Huy cũng méo mặt vì đang phải quản lý quá nhiều tấm sổ đỏ từ các mảnh đất được ông sang nhượng lại. Mọi thành viên trong gia đình, họ hàng thân thiết đều được ông huy động để đứng tên quyền sử dụng đất. Đây là một bất cập rất lớn, cản trở khát vọng làm ăn lớn. Hơn nữa nguy cơ xảy ra tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình nếu việc làm ăn có biến cố là rất lớn.

Ngoài ra, bản thân ông Huy khi tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước, hỗ trợ phát triển nông nghiệp rất khó khăn. Việc vay vốn phải thực hiện thế chấp cùng lúc nhiều tài sản đất của nhiều người đứng tên, rất bất tiện và phát sinh nhiều chi phí.

THANH SA
Nguồn: NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Hôm nay28,314
  • Tháng hiện tại940,860
  • Tổng lượt truy cập93,318,524
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây