Học tập đạo đức HCM

Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giúp trên 2.000 hộ nông dân thoát nghèo

Thứ ba - 04/10/2016 06:04
5 năm qua (2012 – 2016), toàn tỉnh Hà Nam có 372.843 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đây là những hạt nhân góp phần phát triển hiệu quả và làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giúp nhiều hội viên, nông dân thoát nghèo

Phong trào đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh đa dạng, từ phong trào đã xuất hiện nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm, quyết tìm tòi đưa vào thử nghiệm và nhân rộng các loại cây, con mới như nuôi lợn công nghệ cao, bò sữa, cá sấu, cá trắm đen,  rắn, ba ba, lợn rừng, trồng nấm, trồng hoa, cây cảnh…, phá vỡ thế độc canh sản xuất các cây, con truyền thống góp phần đa dạng hoá sản xuất, phát triển các ngành nghề, dịch vụ mới trong kinh tế nông thôn. Điển hình như hộ ông Lê Văn Thểu xã An Nội chuyên nuôi cá trắm đen cho thu nhập 500-600 triệu đồng mỗi năm; hộ ông Tống Văn Bính - Mộc Bắc nuôi bò sữa, ông Chu Đình Tú - Mộc Nam -Duy Tiên; Nguyễn Văn Chế - Tượng Lĩnh- Kim Bảng; Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp, sang làm dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Điển hình như gia đình hộ ông Nguyễn Cao Độ- Thanh Nghị- huyện Thanh Liêm;  hộ ông Lê Gia Cường - Liêm Tiết - Phủ Lý; ....

Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi làm tiền đề cho một nền sản xuất hàng hóa. Trong đó trọng tâm là cây, con hàng hóa có chất lượng giá trị kinh tế cao. Phong trào đã làm thay đổi phương thức, tập quán sản xuất cũ, nhỏ lẻ manh mún sang sản xuất tập trung, theo hướng sản xuất hàng hoá và xây dựng thương hiệu sản phẩm; điển hình: Chuối ngự Đại Hoàng, Cá Kho Hòa Hậu, Bánh đa nem làng Chều (Lý Nhân), rượu Vọc (Bình Lục), làng nghề gốm sứ Quyết Thành (Kim Bảng)...
 
Thực hiện mô hình kinh tế tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, qua 5 năm, phong trào đã góp phần thúc đẩy việc thành lập các loại hình trang trại, gia trại hiệu quả kinh tế cao (trên 120 trang trại chăn nuôi; trên 130 trang trại đa canh đạt tiêu chí trang trại theo Quy định của Bộ NN&PTNT).... c, trong đó có 143 mô hình chăn nuôi, 256 mô hình trồng trọt, 146 mô hình đa canh, 43 mô hình thủ công mỹ nghệ, 117 các loại hình mô hình khác…; 352 mô hình trồng cây vụ đông hàng hóa, các mô hình đều đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động. Sản xuất nông, lâm, thủy sản đã chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Nhiều hộ nông dân SXKD giỏi đã thành lập các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ trong nông thôn hoặc làm sáng lập viên thành lập các tổ hợp tác, HTX nhằm liên kết, mở rộng quy mô sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp sạch, có sức cạnh tranh trên thị trường, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập. Trong 5 năm các cấp Hội đã hướng dẫn nông dân thành lập mới được 110 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 10 hợp tác xã và 25 tổ hợp tác, 75 chi nghề hoạt động có hiệu quả.

Qua phong trào, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nông dân giỏi với các hộ nông dân nghèo đã trở thành nề nếp trong sản xuất và đời sống văn hoá của cộng đồng nông thôn. Các hộ nông dân SXKD giỏi đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho hơn 80.000 lao động, trong đó có trên 60.000 lao động có việc làm thường xuyên, hơn 20.000 lao động có việc làm theo mùa vụ hoặc  khâu công việc; giúp đỡ vốn; giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hàng ngàn lượt hộ nông dân; giúp hơn 2.000 hộ nông dân thoát nghèo và đang vươn lên làm ăn khá giả. Hàng năm, đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho các quỹ ở địa phương. Nhiều nông dân SXKD giỏi đã trở thành hạt nhân có uy tín trong cộng đồng cư dân nông thôn, điển hình như, bà Lê Thị My Tân Sơn Kim Bảng (trong 5 năm đã ủng hộ các quỹ, giúp trên 100 triệu đồng; ông Vũ Duy Cương phố Nguyễn Hữu Tiến – Thị trấn Đồng Văn - Duy Tiên với số tiền ủng hộ các quỹ trên 200 triệu đồng; ông Nguyễn Cao Độ - thôn Nham Kênh- Thanh Nghị- Thanh Liêm ủng hộ gần 200 triệu đồng cho xây dựng nông thôn mới...)
 
Thời gian tới, Hội ND tỉnh tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng, phấn đấu để phong trào phát triển về chất, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Theo Hội Nông dân
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay28,500
  • Tháng hiện tại941,046
  • Tổng lượt truy cập93,318,710
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây