Học tập đạo đức HCM

Nhà nông trẻ sáng chế máy nông cụ '5 trong 1'

Thứ tư - 05/07/2017 22:28
Chiếc máy không những dễ sử dụng, phụ nữ, người già đều dùng được mà còn rất tiết kiệm nhiên liệu. Với 1 lít xăng, máy cày được 6 sào ruộng, nếu kéo lúa thì được vài mẫu.
10-24-59_1
Anh Chiến tranh thủ cày ruộng lúc chiều muộn

Chiếc máy nông cụ đa năng của anh Vũ Quang Chiến (SN 1988 ở thôn Lộc Trù, xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) không chỉ giúp người dân địa phương sản xuất hiệu quả mà còn khiến Ban giám khảo Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông thành phố Hải Phòng lần thứ nhất năm 2016 - 2017” trầm trồ thán phục và quyết định trao cho anh giải Nhất.  

Trăn trở với đồng đất quê hương

Trời đã nhá nhem tối mà chiếc máy của anh Chiến vẫn xình xịch chạy trên đồng. Anh vừa lái máy vừa giãi bày: “Dạo này tôi bận quá, ban ngày thì cày bừa cho bà con trong xã và các xã lân cận, còn ruộng nhà phải tranh thủ. Quãng nghỉ giữa vụ lúa xuân và vụ lúa mùa rất ngắn nên vừa gặt xong, nông dân phải khẩn trương làm đất ngay để kịp thời vụ. Nhiều người thuê quá, tôi làm không xuể! Trong khi ở nhà, nhiều khách đặt làm máy mà tôi chưa có thời gian”.

Anh Chiến từng học nghề hàn ở Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hải Phòng. Sau mấy năm làm ở một doanh nghiệp đóng tàu, anh về quê làm nông nghiệp.

Qua câu chuyện với anh, chúng tôi thấy chàng trai trẻ này lúc nào cũng đau đáu, trăn trở một điều là làm sao để bà con quê mình làm ruộng đỡ vất vả. Vùng này đồng trũng, ruộng rất lầy, bùn thường ngập đến tận đùi, làm ruộng rất khó khăn. Bây giờ có các loại máy nông nghiệp nhưng đồng đất ở đây quá lầy nên máy móc lớn đưa vào thường bị thụt sâu xuống bùn, không làm được, thậm chí người còn phải “giải cứu” máy.

10-24-59_2
Chiếc máy có thể tự chạy thẳng, không cần cầm lái

Mặt khác, có những thửa ruộng ở địa hình khó, máy không vào được, hoặc ruộng quá nhỏ, “không bõ” để máy lớn làm. Hơn nữa, đất ở đây chua, nếu dùng máy cày lớn thì lật cả đất chua lên, không tốt cho lúa.

Anh tâm sự: “Vì đặc thù đồng ruộng vùng này như thế nên phần lớn nông dân vẫn phải làm thủ công, từ làm đất, gieo cấy, chăm sóc cho đến thu hoạch lúa. Mùa gặt, bà con dùng thuyền vận chuyển lúa. Mà dùng thuyền thì phải chờ con nước. Mỗi tháng chỉ có 2 - 3 lần nước lên, có khi lúa đã gặt xong mấy ngày rồi mới có nước lên, đưa được lúa về. Tôi nghĩ, nếu có phương tiện nào đó kéo được lúa thì hay quá. Hình ảnh chiếc máy tời kéo trong xây dựng đã gợi ý cho tôi thiết kế một chiếc máy có thể kéo được lúa. Lúc đó gia đình tôi có chiếc xe máy cũ bị hỏng, nhưng động cơ còn chạy tốt, tôi tháo động cơ ra và bắt tay chế tạo chiếc máy tời kéo lúa”.  

Chiếc máy “5 trong 1”

Chiếc máy đầu tiên hoàn thành năm 2013. Người gặt chỉ cần bỏ lúa vào bạt, buộc lại, máy sẽ kéo lên bờ rồi đưa thẳng về nhà. Máy chạy rất khỏe, kéo chiếc bạt chứa 20 gánh lúa mà chạy băng băng qua bờ ruộng, kênh mương, leo thẳng lên mặt đê. Nếu một người bó lúa rồi gánh về thì một ngày chỉ làm được một sào là nhanh. Nếu dùng máy tời kéo thì chỉ non nửa buổi sáng đã xong.

Thấy máy khỏe như vậy, anh Chiến lại nghĩ, phải chế tạo được chiếc máy có thể kéo được cày, làm đất thay sức người.

10-24-59_3
Chiếc máy có 3 loại bánh: bánh lồng (giống chiếc lồng) chạy trên ruộng lầy, nhiều nước; bánh bám chạy trên ruộng khô; bánh lốp chạy trên đường

Cứ vừa suy nghĩ, vừa thử nghiệm, chỉnh sửa, đến nay, chiếc máy nông cụ của anh Chiến có thể làm được: cày bừa, kéo lúa, bơm nước, phay đất và lên luống. Các bộ phận có thể tháo lắp dễ dàng. Chỉ cần vặn 2 con ốc là có thể thay từ máy tời sang máy cày hoặc rút chốt là thay được loại bánh chạy máy trên ruộng sang bánh lốp cao su để di chuyển trên đường. Các bộ phận, chi tiết trên máy đều là đồ tận dụng: động cơ xe máy cũ, ống xả của máy nổ… Khung sườn máy, tay càng, vành xe đều được làm từ sắt cũ.

Chiếc máy không những dễ sử dụng, phụ nữ, người già đều dùng được mà còn rất tiết kiệm nhiên liệu. Với 1 lít xăng, máy cày được 6 sào ruộng, nếu kéo lúa thì được vài mẫu.

10-24-59_4
Anh Chiến với “đứa con tinh thần”

Để có được chiếc máy như thế, anh Chiến không ngừng thử nghiệm, cải tiến. Mới đầu, anh làm ra máy cày có chỗ cho người ngồi lái, cày ở ruộng khô rất tốt nhưng không phù hợp với ruộng lầy vì máy tải nặng, bị thụt lút trong bùn. Anh chuyển sang làm máy cày không có chỗ ngồi, người theo sau “như điều khiển con trâu bằng máy”.

Tuy nhiên, lại có vấn đề phát sinh. Do được lắp nhông xích của xe máy nên máy chạy nhanh quá, người chạy theo hụt hơi. Muốn giảm tốc độ phải đổi nhông xích phù hợp. Anh cất công ra chợ Sắt tìm, may mắn được một bộ vừa ý, lắp vào máy thì tốc độ giảm hợp lý đồng thời sức cày khỏe hơn.

Các bộ phận như lưỡi cày, bánh xe… cũng phải trải qua rất nhiều lần chỉnh sửa mới hoàn thiện như bây giờ.

10-24-59_5
Máy di chuyển dễ dàng trên đường

Nhiều người đặt mua máy, anh Chiến làm không kịp. Anh dự định mở xưởng để vừa sản xuất vừa tiếp tục cải tiến máy. Anh vẫn không thôi suy nghĩ, thử nghiệm để sản phẩm hoàn thiện hơn và có thêm nhiều chức năng khác như cấy, gặt…

+ Bố anh Chiến chia sẻ về con trai: “Nó cứ liên tục tháo máy ra, lắp vào, chẳng kể ngày đêm, nhiều khi khiến gia đình sốt ruột. Nhiều đêm khuya, cả nhà ngủ rồi, nó vẫn cứ xoèn xoẹt cưa cắt. Đi nằm rồi mà nó nghĩ ra được ý tưởng nào là vục dậy ghi ngay ra giấy để sáng hôm sau làm. Vì thiếu dụng cụ nên mỗi ngày phải hàng chục lần đến xưởng cơ khí dùng nhờ máy khoan. Nó ngại, nên phải luân phiên nhờ mỗi xưởng một tí”. 

+ Đánh giá về sáng chế của anh Chiến, ông Nguyễn Văn Chương, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hải Phòng nói: “Đây là một trong những sáng tạo tiêu biểu của người nông dân, xuất phát từ thực tiễn sản xuất, cải tiến một chiếc máy bỏ đi thành công cụ phục vụ hữu ích cho sản xuất nông nghiệp. Ban giám khảo Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông thành phố Hải Phòng lần thứ nhất năm 2016 - 2017” gồm các nhà quản lý, nhà khoa học đều đánh giá cao sáng chế này”.

HÂN MINH/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm358
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,645
  • Tổng lượt truy cập92,041,374
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây