Học tập đạo đức HCM

Nhập khẩu giống cây trồng theo "cơ chế một cửa": Vẫn quen cách làm cũ

Chủ nhật - 16/10/2016 10:45
(HQ Online)- Mặc dù đã gần 1 năm trôi qua kể từ khi thủ tục “Cấp giấy phép NK giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam” được chính thức triển khai theo Cơ chế một cửa Quốc gia (NSW), song đến nay vẫn có ít hồ sơ được giải quyết qua cách này và phần lớn DN chưa từng thử làm sau khi được tập huấn.

Ít nhu cầu

 

 

Thủ tục “Cấp giấy phép NK giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam” được chính thức áp dụng theo NSW từ 28-12-2015. Dự kiến, trong giai đoạn 2017-2018 sẽ có thêm hai thủ tục lĩnh vực trồng trọt được triển khai theo NSW gồm: “Cấp phép XK giống cây trồng nông nghiệp” và “Cấp phép NK cây trồng biến đổi gen”.

 
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, nhân viên của Công ty CP Giống cây trồng T.Ư cho biết: DN chủ yếu NK giống lúa, ngô từ thị trường Trung Quốc, qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Nhu cầu NK giống mới về khảo nghiệm, sản xuất thử của DN không nhiều. Thông thường, mỗi năm DN chỉ cần NK 2-3 giống mới, nếu nhiều mới lên tới 10 giống. Bởi vậy, tần suất làm thủ tục xin “Cấp giấy phép NK giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam” khá khiêm tốn. Theo kế hoạch đã vạch sẵn, vào thời điểm cuối năm hoặc đầu năm, Công ty sẽ tiến hành làm thủ tục xin cấp phép cho toàn bộ các giống cần thiết. Từ khi được tập huấn về NSW đến thời điểm hiện tại, do chưa có nhu cầu thực tế nên DN cũng chưa từng thử triển khai.

 

Cũng với lý do tương tự, theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, nhân viên Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình (DN thường xuyên NK giống lúa lai từ Trung Quốc vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm với số lượng NK 500-600 tấn trong 2 tháng): Bà Huyền đã tham gia tập huấn tại Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) về áp dụng NSW tất cả hai lần, tuy nhiên vẫn chưa từng làm thử trong thực tế. Chỉ cách đây khoảng 2 tháng, khi trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, lý do được bà Huyền đưa ra là quá trình tập huấn diễn ra khá nhanh chóng nên DN chưa thực sự nắm bắt được đầy đủ, ngại ngần thử nghiệm. Còn hiện tại, bà Huyền cho biết đã chủ động tìm hiểu lại và rõ ràng mọi vấn đề, tuy nhiên do suốt cả thời gian dài, DN hầu như đều NK các giống đã được cấp phép, quen thuộc nên cũng chưa có nhu cầu áp dụng NSW.

Ngại đổi thay

Trên thực tế, ngoài lý do chưa có nhu cầu thật sự nên chưa triển khai, hầu hết DN đều có tâm lý ngần ngại khi bắt tay vào áp dụng cái mới trong khi đã quen với cách làm cũ. Có vị đại diện DN bộc bạch rằng, mỗi năm DN chỉ xin cấp phép có vài loại giống cây trồng về khảo nghiệm, lại chủ động trong kế hoạch nên DN cảm thấy làm thủ tục theo hồ sơ giấy vẫn khá ổn. DN nộp hồ sơ lên Cục Trồng trọt, 2-3 tuần sau mới gọi điện hỏi và có kết quả thì lên nhận. Sau khi được Cục Trồng trọt cho phép NK giống cây trồng, DN tiếp tục sang Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) để hoàn tất thủ tục. Thông thường, để hoàn tất thủ tục nhân viên DN sẽ phải chạy đi chạy lại giữa các đơn vị nhiều lần, song vị này cho hay, vì đã quen thuộc và cả năm cũng chỉ làm vài bộ hồ sơ nên không thấy ngại. Điều này khiến DN càng khất lần chuyện áp dụng NSW.

Mặc dù vậy, khi được hỏi thời gian tới nếu tiếp tục NK giống cây trồng mới về khảo nghiệm, DN có thử làm theo NSW hay không, vị này cho biết, DN sẽ áp dụng. Lý do là bởi qua quá trình tập huấn, DN đã nhận thấy những lợi ích thiết thực mà NSW đem lại. Nếu áp dụng thành công, bản thân nhân viên làm thủ tục sẽ chủ động tiết kiệm thời gian, công sức. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân quan trọng là DN phải áp dụng để tránh bị “tụt hậu” khi về lâu dài, các thủ tục sẽ được áp dụng hoàn toàn theo hồ sơ điện tử, không còn tiếp nhận hồ sơ giấy.

Theo Bộ NN&PTNT, cập nhật đến ngày 19-9, chỉ có 24 bộ hồ sơ xin “Cấp giấy phép NK giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam” được tiếp nhận qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Trong số đó, 11 hồ sơ đã giải quyết cấp phép. Con số này chỉ nhích lên một chút so với thời điểm 3-8, khi phóng viên Báo Hải quan trao đổi với đại diện Cục Trồng trọt và nhận được câu trả lời đến thời điểm đó, có khoảng 10 bộ hồ sơ được xử lý hoàn tất, cấp phép trên tổng số khoảng 20 bộ hồ sơ được tiếp nhận. Toàn bộ số hồ sơ này đến từ 5 DN.

Nói về kết quả khá khiêm tốn trong triển khai NSW lĩnh vực trồng trọt, ông Vương Đức Hinh, Phó Chánh Văn phòng Thường trực cải cách hành chính,  Bộ NN&PTNT đánh giá: Thực tế, thời gian qua các DN cũng chưa thực sự hiểu hết những lợi ích mà NSW mang lại, từ đó còn thiếu mặn mà. Ngoài lý do từ bản thân DN, còn do sự thiếu chủ động, rốt ráo từ phía Cục Trồng trọt. Được biết, Bộ NN&PTNT sẽ có buổi làm việc riêng với Cục Trồng trọt để thúc đẩy triển khai NSW trong thời gian tới.

Thanh Nguyễn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay38,737
  • Tháng hiện tại992,549
  • Tổng lượt truy cập92,166,278
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây