Mới đây, Vĩnh Phúc lựa chọn cây bí đỏ triển khai trồng trên diện rộng xen giữa hai vụ lúa với diện tích hơn 500 ha. Với năng suất quả trung bình đạt khoảng 11,2 tấn/ha, có thị trường tiêu thụ tốt, người nông dân đạt thu nhập bình quân khoảng 41,5 triệu đồng/ha.
Qua thời gian thí điểm đã khẳng định đây là giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và sẽ trở thành cây trồng chủ lực trên vùng đất Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã quyết định đưa ra cơ chế hỗ trợ các hộ chăn nuôi mua máy nghiền trộn thức ăn chăn nuôi nhằm tận dụng các nguyên liệu, phụ phẩm nông nghiệp sẵn có ngay tại địa phương làm thức ăn chăn nuôi từ đó quản lý được chất lượng, tận dụng nguồn lao động dư thừa, giảm đến 20% chi phí thức ăn so với thức ăn công nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.
Tại địa phương còn nhiều khó khăn là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, thời gian qua đã áp dụng mô hình thâm canh lúa tổng hợp và cánh đồng lớn. Qua hạch toán cuối vụ, lãi ròng mô hình là 27,1 triệu đồng/ha, cao hơn 1,3 lần so với sản xuất lúa đại trà. Hiện nay, mô hình này có sức lan tỏa rất nhanh, diện tích lúa canh tác theo phương pháp này ngày càng được mở rộng với hơn 827 ha trong toàn tỉnh, mang lại thu nhập cao cho hàng nghìn hộ nông dân.
Đánh giá về những dự án khuyến nông ở cả hai cấp Trung ương và địa phương, TS Trần Văn Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, có tới 85% nông dân đánh giá các mô hình khuyến nông đạt kết quả tốt, 90% số nông dân tham gia xây dựng mô hình khẳng định sẽ tiếp tục duy trì áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao thông qua mô hình.
Điển hình như trong lĩnh vực trồng trọt, với 2 dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1 đã tổ chức sản xuất trên 4,5 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 26-28 tạ/ha đã góp phần cung ứng cho sản xuất khoảng 12 nghìn tấn hạt giống lúa lai F1. Người dân tham gia mô hình được hưởng lợi ích về kinh tế, hiệu quả tăng gấp 1,5 – 1,7 lần so với sản xuất lúa thương phẩm, ngoài ra dự án đã góp phần quan trọng cung cấp ổn định khoảng 15-20% nhu cầu hạt lúa lai với giá chỉ bằng 60-70% so với giống nhập ngoại...
TS Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, điều quan trọng với người làm khuyến nông là phải lựa chọn ra được giống cây trồng, vật nuôi có thể nhân ra diện rộng rồi đề xuất chính sách cho địa phương chứ không để mô hình xây dựng ra rồi… biến mất.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, trong thời gian tới công tác khuyến nông cần bám sát các chiến lược phát triển ngành của Bộ, đầu tư có trọng tâm vào các lĩnh vực như sản xuất hàng hoá, lựa chọn các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nhân rộng, đồng thời đổi mới phương pháp tiếp cận khuyến nông, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông…
Theo Tiền Phong
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã