Học tập đạo đức HCM

Hương ước nét đẹp văn hóa gìn giữ truyền thống làng quê Hà Tĩnh

Chủ nhật - 15/11/2015 09:50
Trong xây dựng nông thôn mới, văn hóa giữ vai trò quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Xây dựng nông thôn mới chính là nhằm nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hoá tinh thần của người dân. Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Hương ước có vai trò quan trọng. Hiện nay Hương ước đã được cụ thể hơn, rõ ràng hơn thành các quy định trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư

 

ht24h

Hương ước là văn bản quy phạm xã hội quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư, thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm gìn giữ và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Xác định được tầm quan trọng của hương ước, quy ước làng, xã trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, ngày 19/6/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 24 về: “Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư” (gọi chung là hương ước) trên toàn quốc. Trải qua các kỳ Đại hội Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, phát huy tình làng nghĩa xóm, khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước về nếp sống văn minh thôn, xã”. Đến nay, trên đại bàn Hương Sơn đã có 272/272 thôn, xóm, khối phố tiến hành xây dựng hương ước, quy ước; trong đó đã phê duyệt là: 239/272, còn 33 thôn, xóm đang trong quá trình xây dựng và thẩm định trong năm nay.

Trong bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ngoài các tiêu chí cơ bản về quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, còn có những quy định quan trọng về phát triển văn hoá, đảm bảo môi trường, xây dựng nếp sống văn hoá nông thôn. Bên cạnh tiêu chí phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, nhiều địa phương đã coi trọng tiêu chí xây dựng văn hoá, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp đã và đang tồn tại ở các làng quê.

Nhìn chung việc xây dựng và thực hiện hương ước đã phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy được dân chủ tại cơ sở, hạn chế được các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự, an ninh tại địa phương. Tại các xã như: Sơn Ninh, Sơn Thịnh, Sơn Hà, Sơn Châu…vẫn duy trì nhiều phong tục, tập quán thể hiện nét đẹp làng quê trong các bản hương ước như: coi trọng quan hệ họ tộc, xóm giềng, tôn ti trật tự trong làng, coi trọng người cao tuổi,  sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Hàng năm tổ chức các lễ hội như Chợ Tru, Chợ Bò, tổ chức kéo có, trèo cây chuối, đi cà kheo….. Ngoài ra còn có nhiều đơn vị đã thực hiện khá tốt hương ước để các xã, thị trấn khác học tập như:  xã Sơn Bằng, Sơn Phú thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thị trấn Phố Châu điển hình trong vệ sinh môi trường tiến tới xây dựng “đô thị văn minh”; xã Sơn Kim 1 đi đầu trong xây dựng nông thôn mới..Đây chính là những yếu tố Văn hoá quan trọng, đặc sắc góp phần bồi đắp, khơi gợi tinh thần, ý thức tự giác và sự đồng lòng  của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Uỷ ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt nam huyện phát động đã được gắn kết với phong trào xây dựng nông thôn mới. Hưởng ứng cuộc vận động này, người dân nhiều nơi đã bổ sung thêm nhiều quy định nếp sống văn hoá mới trên cơ sở kế thừa những điểm tích cực của ” Hương ước truyền thống”. Nhiều xã đang phấn đấu về đích nông thôn mới còn xây dựng các làng văn hoá, các khu dân cư kiểu mới, thống nhất quy định cụ thể về nhà ở, vườn, hàng rào, cây xanh, cảnh quan làng quê sạch sẽ ngăn nắp, ứng xử giao tiếp văn minh, giữ vững an ninh trật tự..  Nhân dân các thôn, xóm, khu phố sống đoàn kết, hòa thuận, tương thân, tương ái, sẵn sàng hy sinh lợi ích bản thân vì lợi ích của cộng đồng, tự nguyện hiến đất, rừng, cây cối để mở đường phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Thôn Ngọc Sơn, xã Sơn Tiến nhiều hộ đã tự nguyện hiến từ 300 – 350m đất vườn, hàng trăm cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá phục vụ chăn nuôi như: Xoan đâu, mít; nhiều hộ đập bỏ bờ rào kiên cố hiến đất mở đường…

Ảnh minh họa

 

Hương ước còn góp phần xoá bỏ nhiều hủ tục lạc hậu trong việc tổ chức cưới, hỏi, ma chay mà thay vào đó là thực hiện theo nếp sống văn hoá. Có thể nói, việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả hương ước đã góp phần làm thay đổi diện mạo của các thôn, xóm, khối phố. Trong phát triển kinh tế gia đình, việc đề ra các quy định về phát huy tinh thần vượt khó, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng của hương ước đã góp phần làm giảm dần tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh và thực hiện tốt các chính sách xã hội trên địa bàn. Nhận thức về bình đẳng giới, về bạo lực gia đình của người dân được nâng cao. Nhiều thôn, khối phố trong nhiều năm liền không có trường hợp sinh con thứ 3. Việc tổ chức cưới linh đình, nhiều ngày đã hạn chế ở một số nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa. Trong việc tang đã hạn chế dần các hủ tục lạc hậu. Nhận thức của người dân về bảo đảm vệ sinh, môi trường, bảo vệ và phát triển rừng được nâng cao. Việc thực hiện hương ước cũng góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại các thôn. Qua công tác hòa giải ở cơ sở đã hạn chế các tranh chấp, khiếu kiện phải chuyển lên cấp có thẩm quyền giải quyết, tỷ lệ hòa giải thành ngày càng cao.

Việc đồng tình hưởng ứng và nghiêm túc chấp hành các quy định trong hương ước của các tầng lớp nhân dân đã làm cho các thôn, xóm, khu phố không ngừng khởi sắc. Các gia đình thi đua thực hiện các tiêu chuẩn gia đình văn hóa, làng văn hóa, giữ gìn những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, bảo vệ môi trường, giúp nhau xóa nghèo, làm giàu, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, bộ mặt nông thôn ngày càng được cải thiện, có đời sống vật chất và văn hoá tinh thần ngày càng phong phú. Đây là một trong những nội dung mà chương trình xây dựng nông thôn mới mong muốn đạt đến ./.

Theo Hà Tĩnh 24h

 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm92
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại181,814
  • Tổng lượt truy cập90,245,207
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây