Học tập đạo đức HCM

Nông dân vượt khó, làm giàu

Thứ tư - 04/11/2015 04:02
Thời gian qua, hội viên, nông dân huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua yêu nước, các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Nông dân tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm ảnh minh họa


Để thúc đẩy phong trào thi đua SXKDG, Hội Nông dân huyện và cơ sở thời gian qua đã tập trung phối hợp với các ngành, các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức hướng dẫn kỹ thuật chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông dân, thông qua hoạt động của các CLB như: CLB khuyến nông, CLB nông dân SXG, CLB khoa học nhà nông, tổ hợp tác kinh tế… phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn sản xuất cây trồng, con vật nuôi, hướng dẫn sử dụng các loại phân bón trong trồng trọt, sử dụng thức ăn trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. 5 năm các cấp hội đã phối hợp tổ chức tập huấn trên 500 buổi, thu hút hơn 70.000 luợt người tham dự.

 
Các cấp hội còn tổ chức hàng chục buổi tham quan, học tập các mô hình sản xuất giỏi, các CLB trong và ngoài huyện để rút kinh nghiệm và xây dựng mô hình sản xuất trên cơ sở đó tuyên truyền vận động hướng dẫn nông dân tham gia xây dựng khu sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn áp dụng cơ giới hoá đồng bộ, xử lý rác thải, chất thải bảo vệ môi trường.

 
Các nguồn vốn thông qua tổ chức Hội Nông dân quản lý bao gồm: vốn cho hộ nghèo, cận nghèo, vốn cho HSSV, vốn của chương trình VSMT, nước sạch, vốn xây dựng nhà ở cho nông dân nghèo và vốn xuất khẩu lao động. Mỗi năm các cơ sở hội tiếp nhận hàng chục tỷ đồng đưa tổng số vốn vay trong tổ chức hội hiện nay 103,3 tỷ đồng, trong 158 tổ vay vốn với 8.559 lượt hộ vay.

 
Cùng với tiếp nhận nguồn vốn của ngân hàng CSXH, Hội Nông dân các xã, thị trấn còn thực hiện tốt công tác vay vốn cho nông dân bằng vật tư theo hình thức trả chậm, mỗi năm từ 2 đến 2,5 ngàn tấn phân bón các loại trị giá từ 3,5-5 tỷ đồng cho hàng chục ngàn luợt hộ vay đầu tư trực tiếp cho sản xuất, dự án phát triển kinh tế hộ, nhóm hộ. Các cơ sở làm tốt công tác này là Hội Nông dân xã Lại Xuân, Quảng Thanh, Chính Mỹ, Cao Nhân, Thuỷ Triều, Phục Lễ, Lập Lễ, Minh Đức, Minh Tân, Liên Khê, Lâm Động, Đông Sơn…

 
Nhờ có vốn, có kiến thức về KHKT, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề, kinh doanh dịch vụ . Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá, giàu… Sự cố gắng của các cấp Hội và sự phối hợp với các ngành thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực đem lại quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên, nông dân, có tác động đến tư tưởng, hành động của nông dân, thu hút đông đảo hội viên và nông dân tham gia, đặc biệt là tham gia phong trào nông dân thi đua SXKDG đoàn kết giúp nhau làm giàu và xoá nghèo bền vững. Hàng năm đã có hàng chục ngàn hộ nông dân đăng ký tiêu chuẩn hộ SXKDG các cấp theo Quy định của TW Hội.  Đến nay toàn huyện đã có 11398 hộ đạt tiêu chuẩn hộ SXKDG các cấp, trong đó có 400 hộ SXKDG cấp thành phố và TW.

 
Trong phong trào thi đua của hội đã tạo ra nhiều nhân tố, điển hình tiêu biểu trong sản xuất, phát triển kinh tế. Trên lĩnh vực thâm canh lúa màu có sự thay đổi và có tính đột phá cao trong nhận thức của hội viên nông dân về tiếp thu ứng dụng KHKT trong sản xuất, tiếp nhận giống mới trong thâm canh, đặc biệt là áp dụng KHKT trong gieo sạ, trong xây dựng khu sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn, tạo cho nông dân có niềm tin và mạnh dạn áp dụng vào sản xuất của gia đình.

 
Những năm trước đây việc đưa giống mới vào gieo cấy vụ xuân muộn, nhìn chung còn rất khó khăn, đến nay nông dân huyện đã biết chọn cho mình một thời vụ gieo cấy và bộ giống đưa vào sản xuất phù hợp để có năng suất cao. Năng suất lúa 2 vụ đã đạt trên 6 tấn/ha/vụ. Cùng với sản xuất lúa nông dân các xã còn chú trọng sản xuất rau màu, mở rộng và phát triển sản xuất cây vụ đông có năng suất và hiệu quả cap với diện tích hàng chục ha như: dưa chuột ở Kỳ Sơn, Bí xanh ở Kênh Giang, Minh Tân, Khoai tây ở Quảng Thanh, Thiên Hương và nhiều nơi khác.
 

Phong trào nông dân phát triển trồng cây ăn quả theo hướng đầu tư vườn chuyên canh, củng cố và nâng cao chất lượng vườn truyền thống được nhiều nông dân hưởng ứng, 5 năm qua hàng ngàn hộ nông dân đã tham gia cải tạo, làm mới trên 400 ha vườn, đưa 1 số giống cây ăn quả vào sản xuất.


Đặc biệt là phong trào trồng chuối có hiệu quả ở 1 số xã như Kênh Giang, Liên Khê, Kỳ Sơn, Lưu Kiếm, An Sơn, Quảng Thanh, Chính Mỹ… phát triển các cây ăn quả truyền thống có giá trị như Na ở Kỳ Sơn,Chính Mỹ, Lưu Kiếm; Bưởi ở Lâm Động, nhiều hộ đầu tư hàng tỷ đồng phát triển hạ tầng và đưa cây thanh long (ruột đỏ) vào sản xuất trên diện tích từ vài ngàn m2 đến 1ha, bước đầu có hiệu quả như: ông Chu Văn Quýnh (Phục Lễ); bà Đỗ Thị Hồng (Gia Minh); Bà Hoàng Thị Hường (Lại Xuân) và nhiều hộ gia đình khác.
 

Phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm đang phát triển mạnh, toàn huyện có hơn 1000 hộ sản xuất giỏi trong lĩnh vực phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế gia trại, trang trại có hiệu quả, điển hình là trang trại chăn nuôi lợn của bà Định Thị Hoan (Minh Tân), ông Nguyễn Tiến Trình (Liên Khê); Trần Thị Thuý Hảo ( Quảng Thanh); ông Nguyễn Văn Đáng (Chính Mỹ); Nguyễn Thị Huệ (Hoàng Động); các trang trại gia cầm: ông Nguyễn Đức Văn (Lập Lễ); bà Nguyễn Thị Thuý (Lập Lễ); ông Lê Văn Thảo (Liên Khê) đã xuất hiện hộ gia đình nông dân nuôi hàng chục con bò thịt ở các xã Tam Hưng, Thuỷ Sơn, Dương Quan và nhiều nơi khác.


Nuôi trồng thuỷ sản là một lợi thế của nông dân huyện, toàn huyện có hơn 6200 hộ nuôi trồng thuỷ sản với diện tích trên 1800 ha, trong đó diện tích nuôi cá ngọt trên 900 ha. Xung quanh huyện bao bọc bởi các sông: sông cấm, sông kinh thầy, sông Đá Bạc, Bạch Đằng… cùng với các yếu tố  về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế thuỷ sản.

 
Điển hình trong nuôi trồng thủy sản nước lợ là ông Hoàng Bá Êm xã Dương Quan, ông Nguyễn Đức Văn xã Lập Lễ, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là ông Đồng Kim Hồng xã Phù Ninh, ông Đinh Văn Hai xã Lập Lễ; ông Lê Văn Đo xã Thuỷ Triều và nhiều hộ gia đình khác. Đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất để liên vùng, liên thửa thuận tiện cho sản xuất như Gia Minh, Phù Ninh, Phục Lễ, Đông Sơn. Các cơ sở Hội còn xây dựng và thành lập các chi hội chuyên ngành, đặc biệt là chi hội chuyên ngành cá ngọt, cá lợ xã Lập Lễ đi vào hoạt động thiết thực và hiệu quả.

 
Với tiềm năng, lợi thế về tài nguyên và tư liệu sản xuất sẵn có, phát huy truyền thống làng nghề ở địa phương, nhiều hộ gia đình nông dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống, tạo việc làm cho nhiều lao động và có doanh thu cao như các gia đình ông Nguyễn Văn Hùng, bà Đoàn Thị Lợi xã Mỹ Đồng với mô hình sản xuất chế tạo, lắp ráp các loại máy bơm nước và đúc gang các sản phẩm hàng rào, hoa gang, phục vụ cho yêu cầu của thị trường. Gia đình ông Nguyễn Quang Tuyên xã Phục Lễ với xưởng sản xuất đồ gỗ dân dụng; bà Nguyễn Thị Lan xã Lâm Động dịch vụ kinh doanh các loại vật tư phục vụ xây dựng dân dụng trên địa bàn; ông Ngô Văn Thắng xã Lại Xuân về chế biến vật liệu xây dựng, đặc biệt là mô hình đóng tàu vươn khơi của ông Đinh Khắc Nhân, ông Đinh Khắc Khiển (Xã Lập Lễ)…

 
Trong phong trào thi đua SXKDG đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, nhiều hộ sản xuất giỏi đã phát huy năng lực, dám nghĩ, dám làm, biết áp dụng KHKT và công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, một bộ phận không nhỏ đã biết tổ chức sản xuất tập hợp và sử dụng lao động, đầu tư máy móc thiết bị để phát triển và mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm.


Trên lĩnh vực sản xuất địa phương nào cũng có tấm gương điển hình tiên tiến để nông dân học tập làm theo mà điển hình là các hộ: ông Đồng Kim Hồng xã Phù Ninh, ông Ngô Văn Thắng (Lại Xuân); ông Nguyên Quang Tuyên xã Phục Lễ, ông Đỗ Văn Đáng (Chính Mỹ), ông Đinh Khắc Nhân, Đinh Khắc Khiển (Lập Lễ); ông Đoàn Văn Tốp (Ngũ Lão)… và nhiều hộ gia đình khác.
Theo Hội Nông dân
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập451
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm428
  • Hôm nay27,540
  • Tháng hiện tại154,102
  • Tổng lượt truy cập85,061,138
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây