Học tập đạo đức HCM

“Nông nghiệp, một cuộc phiêu lưu tập thể”

Chủ nhật - 04/03/2018 03:52
Tôi đến Paris cách đây hai ngày, hôm đó thời tiết -2 độ C. Đầu tuần làm việc, nhiệt độ đã là... -5 độ C. Hai ngày cuối tuần ở hội chợ, tưởng là có thể đi tham quan thư thả nhưng hội chợ lại có nhiều điều mới, thông tin bổ ích đã kích thích phải làm việc căng thẳng. Hội chợ nông nghiệp quốc tế mở cửa suốt mười ngày, từ 24.2 – 4.3.2018 với chủ đề: “Nông nghiệp, một cuộc phiêu lưu tập thể!”.

“Quan niệm tập thể đang suy giảm ở tất cả các cấp hoạt động về nông nghiệp”, Jean-Luc Poulain, nông dân và là chủ tịch của hội chợ này, giải thích. Ông còn cho biết giữa nông dân, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư tổ chức và người tiêu dùng, nông nghiệp luôn có sự gắn kết với nhau.

Tổng thống Pháp thăm hội chợ cả ngày

Hội chợ dự định đón từ 630.000 – 650.000 khách, bao gồm 32.000 chuyên gia tất cả các ngành liên quan nông nghiệp, với hơn 1.000 đơn vị triển lãm. Nội dung xoay quanh bốn hoạt động: chăn nuôi gia súc, các loại cây trồng và rau; sản phẩm từ các vùng của Pháp và trên thế giới và dịch vụ, thương mại, ngành nghề.

 “nong nghiep, mot cuoc phieu luu tap the” hinh anh 1

Trẻ em Pháp - những chủ nhân tương lai của nền nông nghiệp Pháp, tham  dự các hoạt động trong hội chợ. Ảnh: K.H

Đây là cuộc gặp gỡ thường niên về hoạt động nông nghiệp và giáo dục cơ bản của ngành, nơi khám phá thế giới nông nghiệp, nơi lý tưởng để trao đổi về bí quyết và tình hình hoạt động, giáo dục lớp trẻ về nông nghiệp và đào tạo, huấn luyện những người công việc liên quan và mua bán các sản phẩm.

Hội chợ cũng muốn mang đến bài học cho ngành nông nghiệp. Đó là hiệu ứng từ những thói quen và hành vi đóng góp tích cực tạo ra các liên kết xã hội đều đã hình thành các ứng dụng tốt trong nông nghiệp và vai trò của người tiêu dùng đóng góp vào sự phát triển của nông nghiệp, đời sống nông dân, nhà sản xuất được thấy rõ và nhấn mạnh.

Nhân dịp này, một cuộc khảo sát của tổ chức nghiên cứu thị trường Odoxa tiến hành về nông nghiệp, con người và chính sách nông nghiệp. Vài kết quả khá thú vị: nông dân là đối tượng rất được người Pháp quan tâm (88% người Pháp bày tỏ quan tâm và có nhiều đề xuất thuận lợi cho cuộc sống nông dân), họ bày tỏ nghi ngờ việc dùng thuốc trừ sâu thiếu kiểm soát, 2/3 số người được hỏi cho biết không tin tưởng Tổng thống Emmanuel Macron và chính phủ, dù họ đang chăm lo và bảo vệ nông nghiệp và nông dân...

Có mối liên hệ nào chăng mà ngay ngày khai mạc, Tổng thống Pháp đã dành trọn 12 giờ đi thăm hội chợ. Ông ấy đã làm gì suốt thời gian này?

Vali kéo thay bằng xe nôi đẩy?

Hội chợ rộng đến mức, phải đi trọn hai ngày mới qua hết các nơi trưng bày. Đoàn của Bộ tiêu chí “Hàng Việt Nam chất lượng cao – Chuẩn hội nhập” có mặt ở đây từ sáng đến 15g mà không hề biết có Tổng thống Pháp trong hội chợ.

Để ủng hộ nông nghiệp, cả nước Pháp đang ra sức giáo dục, trang bị cho lớp trẻ hiểu và yêu nông nghiệp, tự hào về nông nghiệp.

Điều đặc biệt của hội chợ này là có đến 30% khách tham quan tại hội chợ là học sinh và trẻ em sôi nổi rộn rã tham gia các hoạt động tươi trẻ và lý thú (các cuộc thi đố, các cuộc trò chuyện, tranh luận... với nhiều thông tin về nông nghiệp và nông dân).

Tôi đã từng đi dự một hội chợ khác liên quan thực phẩm quốc tế (công nghiệp thực phẩm) là SIAL Paris dành cho doanh nhân. Cũng liên quan đế nông nghiệp, nhưng ở đấy chỉ có vali kéo. Còn ở đây, chỉ thấy rất nhiều xe nôi đẩy, của các gia đình thị dân Paris và nông dân, chứ không có vali kéo của doanh nhân.

Ý nghĩa giáo dục đào tạo thật rõ, để ủng hộ nông nghiệp, cả nước Pháp đang ra sức giáo dục, trang bị cho lớp trẻ hiểu và yêu nông nghiệp, tự hào về nông nghiệp. Có thể thấy rất đậm rõ chủ trương này trên thực tế diễn ra tại hội chợ, khi có đến 11.000 học sinh các trường tham gia toàn bộ chương trình cung cấp thông tin, kiến thức và tình yêu nghề nông.

Hình ảnh nhưng người chủ trẻ tự hào kế thừa ngành chăn nuôi đại gia súc hay quản lý các trang trại, đã thể hiện dày đặc. Xe nôi trẻ em thật nhiều, được nhiều người trân trọng. Tôi chụp được hàng mấy chục tấm ảnh về nhân vật TRẺ EM tham gia rất tích cực tại hội chợ.

Chuyện của đoàn khách Việt Nam

Đoàn đại biểu của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam do thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu, có các giới chức lãnh đạo cục Trồng trọt, Chăn nuôi, Thuỷ sản và Chế biến – phát triển thị trường đi cùng. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mời hội Doanh nghiệp HVNCLC, ban dự án Bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập và một số doanh nghiệp hữu cơ tham gia.

Qua chuyến đi này, bộ Nông nghiệp muốn tìm hiểu việc thiết lập chứng nhận quốc gia về nông nghiệp hữu cơ qua tham khảo kinh nghiệm Pháp và châu Âu, tìm hiểu cụ thể về di truyền chăn nuôi gia súc, lợn ỷ, kết nối cơ hội hợp tác tiếp nhận các chương trình đào tạo của các viện, chương trình chuyên về nông nghiệp an toàn và hữu cơ của Pháp cho nông dân Việt, cùng với tìm cơ hội tổ chức gian hàng tại hội chợ này sang năm, cũng như ngày hội nông sản tại chợ đầu mối nông sản lớn nhất châu Âu tại Rungis (Pháp).

Sau ba ngày ở Pháp, đoàn tiếp tục đến Thuỵ Sĩ để cùng đại sứ quán Việt Nam ở đây tổ chức gặp gỡ các nhà phân phối châu Âu, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp an toàn và hữu cơ.

Phải thấy được sự thiết tha đưa hàng nông sản an toàn Việt Nam vào thị trường châu Âu, thể hiện khá rõ xuyên suốt toàn bộ chương trình. Bên cạnh đó là những ý định căn cơ, lâu dài hơn: tìm kiếm những chương trình đào tạo cho nông dân làm nông kiểu mới, cố gắng tiếp nhận các tiến bộ của Pháp về giống mới, các phương thức canh tác hữu cơ đang rất được chú trọng ở Pháp…

Sự xuất hiện của hai yếu tố trẻ làm náo động cả hội chợ: học sinh – sinh viên (cần được trang bị hiểu biết về nông nghiệp hội nhập và nhất là mối quan hệ gắn bó, tình yêu với đất đai, gia súc, sản phẩm nông nghiệp...) và lớp trẻ đang có vị trí quan trọng trong quản trị việc canh tác, kinh doanh của các trang trại, các công ty đại gia súc, khiến tôi suy nghĩ “khá nặng đầu” về nông thôn Việt Nam, nơi mà nhiều bạn trẻ đều không muốn quay về.

Tôi cho rằng, Việt Nam mới là đối tượng thụ hưởng rất nhiều từ hội chợ này, từ các hoạt động bảo tồn giống gia súc và đại gia súc, cho đến nâng caogiá trị các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao kỹ năng quản trị nhà nông và doanh nông…

Đi một lần để thấy, rồi làm, mới hiểu sự khác biệt của một hội chợ về nông nghiệp, để từ đó tự chiêm nghiệm những giá trị riêng cho nông nghiệp nước nhà!

         Paris, 26.2.2018

 
Theo Kim Hạnh (Thế Giới Tiếp Thị)
 Tags: hội chợ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập509
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại868,465
  • Tổng lượt truy cập92,042,194
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây