Mô hình chăn nuôi sạch, khép kín từ nuôi bò lấy phân, nuôi giun quế làm thức ăn cho gia cầm, thủy sản, kết hợp trồng vườn tại Hợp tác xã Bảo Lâm ở bản Lào Lay, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đang mang lại hiệu quả thiết thực; đồng thời, mở ra hướng phát triển kinh tế mới với người dân địa phương.
Biết đến giun trùn quế qua cac chương trình khuyến nông, tháng 8/2016, anh Cầm Văn Cương - Giám đốc HTX Bảo Lâm tại bản Lào Lay xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên bắt đầu xây dựng mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà. Ban đầu, anh mua giống tại Sơn Tây về nuôi trên diện tích 50m2. Nhận thấy có hiệu quả, sau 1 năm anh mở rộng thêm diện tích nuôi lên 100m2. Lượng giun trùn quế này được anh dùng làm nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho mỗi lứa gà 500 con của gia đình; phân trùn quế thì anh dùng làm phân bón cho 3000 gốc cây ăn quả tại trang trại, với diện tích trên 12ha.Anh Cầm Văn Cương - Giám đốc HTX Bảo Lâm chia sẻ: "Mùa hè 1 tháng tôi thu hoạch giun 1 lần thì sẽ đạt hiệu quả được nhiều hơn mùa đông, vào mùa đông phải 40-45 ngày mới thu hoạch 1 lần. Nếu như cách nuôi trùn quế có nhiều bước rất phức tạp, phải tập huấn 1 - 2 tháng để hiểu rõ về trùn quế mới nuôi được".
Với việc chăm sóc tốt, đúng quy trình, một năm mỗi con giun đẻ được 1.000 trứng và giun trưởng thành nặng khoảng 0,3 gam. Theo anh Cương, nuôi giun quế không những giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, mà còn là nguồn thức ăn rất tốt cho gà. Từ khi nuôi giun quế, gia đình anh đã giảm được 50% chi phí thức ăn cho đàn gà. Không những thế, giun có nhiều chất đạm, nên gà lớn nhanh và có sức đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh. Đặc biệt cách nuôi này đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Anh Cương cho biết, nuôi trùn quế rất hiệu quả, cho gà, cho cá ăn thì ít dịch bệnh vì có sức đề kháng cao.
Việc nuôi giun trùn quế còn giúp làm sạch môi trường xung quanh. Hiện nay, tại trang trại của HTX Bảo Lâm đang nuôi lợn, dê, bò, gà, vịt, mỗi ngày thải ra một lượng chất thải khá lớn. Lượng chất thải này, giờ đây sử dụng cho giun quế “ăn” hàng ngày, nên anh không phải lo nghĩ cách xử lý chất thải.
Nói về dự định mở rộng thêm diện tích nuôi trùn quế của mình, anh Cầm Văn Cương bộc bạch: "Sắp tới, chúng tôi sẽ tách đàn khoảng 200-300m2, hướng tới chúng tôi sẽ lấy phân của trùn quế để bón cho vườn cây trong trang trại".
Anh Cương cho biết anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi giun trùn quế và cung cấp giống cho bà con nếu có nhu cầu.
Từ những hiệu quả bước đầu, mô hình nuôi giun trùn quế của anh Cầm Văn Cương đã thu hút nhiều người dân đến tham quan, học tập. Tuy nhiên, anh Cương và bà con mong muốn có sự quan tâm hỗ trợ về con giống, cũng như hướng dẫn kỹ thuật nuôi, để mô hình thực sự phát triển hiệu quả và tiếp tục nhân rộng trên địa bàn toàn, qua đó, thúc đẩy chương trình xóa đói, giảm nghèo tại địa phương./.
Theo VOV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã