Học tập đạo đức HCM

Nuôi lợn an toàn: Không lo đầu ra

Thứ sáu - 09/12/2016 02:32
Trước vấn đề ATVSTP đang rất “nóng” hiện nay, những mô hình sản xuất nông sản sạch ngày càng được chú trọng. Trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học của bà Nguyễn Thị Liên (xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn) là một trong số đó.
Coi trọng chất lượng
Vào trang trại nuôi lợn của bà Liên, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, vì khu chuồng trại không có mùi hôi tanh. Trong khu chuồng nuôi được xây dựng khép kín, đàn lợn đang thảnh thơi nằm... nghe nhạc! Con nào con nấy trắng hồng, béo tốt. Bà Liên cho hay, đàn lợn của gia đình hiện có khoảng 500 con thương phẩm và 20 con nái. Với số lượng này, trang trại cung ứng cho thị trường Hà Nội trên 1 tấn thịt lợn sạch mỗi tuần.
Luôn ấp ủ mong muốn cung ứng cho thị trường những sản phẩm thịt lợn tốt nhất, công tác bảo đảm ATTP, vệ sinh chuồng trại được bà Liên hết sức chú trọng. Thức ăn cho đàn lợn được bà tự xây dựng và phối trộn, trong đó đáng chú ý có thành phần của con giun quế. Điều khá lạ đối với một hộ kinh doanh, như bà Liên chia sẻ, đó là chăn nuôi lợn bằng nguồn thức ăn tự phối trộn có kết hợp giun quế, đàn lợn sinh trưởng chậm hơn (?!). Trung bình một lứa lợn thương phẩm cần tới 6 - 7 tháng mới có thể xuất chuồng. Tuy nhiên, bù lại, nguồn thức ăn và phương thức chăn nuôi theo hướng tiếp cận an toàn này giúp mang lại những sản phẩm thịt lợn có chất lượng thơm ngon và bắt mắt hơn, được thị trường đánh giá cao hơn. Mức giá bán mỗi kilôgam thịt lợn có nguồn gốc từ trang trại của bà Liên cũng cao hơn khoảng 30% so với giá thịt lợn thông thường.
Hướng tới một thương hiệu
Bên cạnh kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn cho đàn lợn, công tác bảo đảm vệ sinh chuồng trại được bà Liên đôn đốc tiến hành thường xuyên. Hiện, tại các khu chuồng nuôi đều đã được xây dựng hệ thống bể khí sinh học biogas nhằm xử lý triệt để chất thải trong quá trình chăn nuôi. Chuồng nuôi được dọn dẹp hàng ngày. Tùy theo nhu cầu thu mua của khách hàng, thịt lợn sau chế biến được đóng gói, hút chân không và bảo quản lạnh cho đến khi cung ứng tới tay người tiêu dùng.
Theo bà Liên, sở dĩ sản phẩm thịt lợn của trang trại được tin dùng là bởi chất lượng thịt lợn tốt. Có được điều đó là nhờ vào việc sử dụng giun quế trong phối trộn thức ăn. Thực tế, mô hình nuôi giun quế được bà Liên đầu tư từ những ngày đầu tham gia sản xuất nông nghiệp. Sau khi nhận thấy việc sử dụng giun quế trong chăn nuôi lợn mang lại giá trị kinh tế cao, bà Liên mới mở rộng trang trại để chăn nuôi lợn. Đây là một mô hình có cách làm được xem là rất linh hoạt. Hiện, mỗi tháng, ngoài trên 4 tấn thịt lợn thương phẩm, trang trại của bà Liên còn cung ứng cho thị trường 1 tấn giun giống và khoảng 100kg giun khô phục vụ sản xuất nông nghiệp và ngành y dược. Ngoài 15 lao động thường xuyên, trang trại còn giúp tăng thêm thu nhập cho nhiều bà con nông dân trên địa bàn xã Phú Cường và các địa phương lân cận thông qua việc thu mua phân gia súc phục vụ việc chăn nuôi giun quế. 
Bà Nguyễn Thị Liên cho hay, sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc từ trang trại hiện không đủ để cung ứng cho thị trường. Cơ sở của bà đang xúc tiến xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm thịt lợn để từng bước mở rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn có sử dụng giun quế trong thành phần thức ăn. Theo bà Liên, đây sẽ là hướng đi về lâu dài giúp sản phẩm có được chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt hiện nay.

Theo Trọng Tùng/ Kinh tế đô thị
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập225
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm224
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại184,826
  • Tổng lượt truy cập90,248,219
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây