Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Khi công nghệ sinh học là “con át chủ bài”

Thứ tư - 31/01/2018 04:11
Theo ý kiến chuyên gia, muốn phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, cần đầu tư nhiều hơn cho ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất.

Nhiều “trái ngọt” từ ứng dụng CNSH

Theo thống kê từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới. Mặc dù vẫn còn đi sau các nước tiên tiến trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong sản xuất nông nghiệp, nhưng Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực này.

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mang giá trị thương mại lớn được triển khai trên nhiều tỉnh thành cả nước thời gian qua cũng bắt nguồn từ những nghiên cứu, ứng dụng CNSH.

Tại Đà Nẵng, việc nghiên cứu, ứng dụng CNSH vào quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng trong đó có các loại hoa thương phẩm đã đạt nhiều đột phá mới, mang lại giá trị kinh tế cao, phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng.Cụ thể, tại Trung tâm CNSH Đà Nẵng hiện có gần chục ngàn chậu hoa lan các loại, màu sắc rực rỡ đang được chăm chút chuẩn bị tung ra thị trường phục vụ người dân chơi Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Lãnh đạo Trung tâm này cho biết, việc nghiên cứu nhân giống cũng như hoàn thiện, làm chủ quy trình sản xuất mất rất nhiều thời gian. Để có thể chuyển giao cho người dân sản xuất đòi hỏi phải tập huấn công phu và đầu tư mạng lưới nhà kính rất tốn kém. Tuy vậy, giá trị kinh tế mà loại hoa thương phẩm như ly ly, lan hồ điệp…mang lại không hề nhỏ. Tính trung bình một chậu hoa lan có giá dao động hơn 200 ngàn đồng, với diện tích 200m2 có thể trồng khoảng 1.000 chậu lan cho hoa.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Khi công nghệ sinh học là “con át chủ bài” - ảnh 1

Mô hình ứng dụng CNSH vào sản xuất các loại hoa thương phẩm tại Đà Nẵng mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: CATP Đà Nẵng 

Như vậy chỉ với diện tích đất ít ỏi, phù hợp với điều kiện Đà Nẵng, thì việc ứng dụng CNSH vào sản xuất sẽ mang lại giá trị kinh tế rất lớn, 1.000m2 nhà kính có thể đưa về thu nhập vài trăm triệu tới 1 tỷ đồng/năm.

Ngoài việc tập trung vào sản phẩm hoa, trong lĩnh vực nghiên cứu tạo giống, qui trình sản xuất cây dược liệu, trường đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Cụ thể như công nghệ nhân giống ba kích, hà thủ ô đỏ, đinh lăng, mật nhân, trinh nữ hoàng cung, kim tiền thảo. Về cây ăn quả có chuối, phúc bồn tử…, cây hoa có lan kim tuyến, lan gấm…

Trong những năm gần đây, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu trong nước như Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đã có những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ở phía Nam - khu vực nông nghiệp quan trọng của đất nước.

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất của đất nước, vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất lúa gạo được coi là một yếu tố quyết định, giúp cải thiện các giống lúa, tăng sản lượng cũng như chất lượng gạo để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu và đối phó với tình hình biến đổi khí hậu đang ngày bức thiết.

 

 

 

 

 

 
 

Hiện tại, Viện Lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long tìm thấy hơn 30 giống lúa có chất lượng có thể phát triển với quy mô lớn sau khi kiểm tra thử nghiệm năng suất. Bên cạnh đó, Viện cũng đã nghiên cứu thành công công nghệ biến đổi gen để tạo ra một giống lúa có hàm lượng dinh dưỡng cao và có khả năng chịu đựng hạn hán.

Trong khi đó, Viện Cây ăn quả miền Nam đã tập trung vào việc nghiên cứu công nghệ sinh học để phát triển các loài cây ăn quả đặc biệt có giá trị kinh tế cao. Công nghệ nổi bật nhất của Viện là nhân giống cây có múi không bệnh với kỹ thuật ghép "shoot-tip".

Sử dụng kỹ thuật này, các nhà khoa học đã tạo ra những giống cây có múi có khả năng chống chọi với một số bệnh do vi rút gây ra. Cho đến nay, Viện đã chuyển giao nhiều giống cây trồng không bệnh có năng suất cao cho nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm giúp họ chủ động trong việc canh tác và thu hoạch.

Cần đầu tư nhiều hơn cho CNSH

Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng CNSH vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ban Tuyên giáo Trung ương, trên thực tế, CNSH của nước ta chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống của nhân dân. Để khắc phục hạn chế này, trong thời gian tới, CNSH cần được xác định là một ngành kinh tế - kỹ thuật có đóng góp quan trọng trong sự gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nói chung.

Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phát triển và ứng dụng CNSH; xây dựng nguồn nhân lực CNSH đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; đầu tư nghiên cứu có trọng tâm, trọng điểm, gắn kết với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên phát triển công nghiệp CNSH thành một ngành kinh tế - kỹ thuật có đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế;…

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Khi công nghệ sinh học là “con át chủ bài” - ảnh 2

Cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn vào CNSH để hướng mục tiêu tới phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Ảnh: Thế giới và Việt Nam 

Một số chuyên gia khác cũng cho rằng, đã đến lúc không còn chậm trễ hơn cần có một chiến lược quy hoạch, đầu tư và phát triển những vùng nông trại hữu cơ (ít nhất trên 1.000ha) độc lập theo từng khu vực địa lý và thổ nhưỡng sử dụng công nghệ GPS để trồng trọt và bảo tồn nguồn nguyên liệu GEN quốc gia và cung cấp các sản phẩm hữu cơ cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Ngoài việc đổi mới quyết liệt các cơ chế, chính sách đối với KH&CN nói chung và CNSH nói riêng, bản thân hệ thống nghiên cứu, các nhà khoa học cũng phải đổi mới, nghiêm túc, quyết liệt hơn trong thời gian tới để tập trung nghiên cứu, khai thác các thành tựu công nghệ hàng đầu trên thế giới và thế mạnh quốc gia nhằm xây dựng ngành CNSH và công nghiệp sinh học đạt trình độ quốc tế với các thương hiệu mạnh của ngành kinh tế sinh học Việt Nam… 

Bảo Bình/ VietQ


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm338
  • Hôm nay73,059
  • Tháng hiện tại809,169
  • Tổng lượt truy cập93,186,833
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây