Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất: Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm

Thứ ba - 30/01/2018 19:58
Sản xuất nông nghiệp luôn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng không chỉ tăng năng suất, nâng cao chất lượng mà còn góp phần tích cực giảm thiểu tác hại đến môi trường.

Thời gian qua, Quảng Ninh đã triển khai thành công nhiều dự án hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, ban hành các chính sách hỗ trợ khuyến khích tổ chức, cá nhân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học.

Tiêu biểu là ứng dụng chế phẩm sinh học biowish trong nuôi tôm công nghiệp. Khoảng 2 năm gần đây. Hội Nông dân, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và một số hộ gia đình đã triển khai thí điểm mô hình nuôi tôm ứng dụng chế phẩm biowish. Theo đó, chế phẩm sinh học biowish được dùng để bổ sung cho thức ăn. Hơn nữa, trong quá trình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học biowish sẽ không sử dụng hóa chất, tôm đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, không dư lượng hóa chất, không tồn dư các chất có hại. Loại chế phẩm này không chỉ nâng cao sức khỏe cho tôm mà còn đảm bảo vệ sinh môi trường cho ao nuôi và cả khu vực nuôi. Thực tế, ao có diện tích 3.000m2, tổng sản lượng đạt trên 3 tấn, doanh thu đạt gần 400 triệu đồng.

Trong lĩnh vực trồng trọt, nhiều doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất đã “bắt tay” vào việc trồng rau thủy canh như: Công ty CP Đầu tư Song Hành (TX Quảng Yên), cơ sở rau thuỷ canh 188 Mạo Khê (TX Đông Triều)... Theo đó, các loại rau được trồng trong khu vực nhà màng, lưới che tự động, quạt gió, máy điều chỉnh nhiệt độ, máng thủy canh, hệ thống lọc nước, ống bơm và dẫn nước dinh dưỡng. Nước được hòa trộn dinh dưỡng theo công thức riêng, phù hợp rồi dẫn tới các máng trồng. Các chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước theo tỷ lệ phù hợp vừa đủ nên sản phẩm cuối cùng không còn tồn dư hóa chất hay phải cách ly đủ ngày như cây trồng thổ canh… Việc trồng rau tuân thủ nghiêm ngặt không sử dụng hóa chất, phân hóa học, thuốc trừ sâu.

Chị Đỗ Thị Thanh Huyền, Đại diện cơ sở rau thuỷ canh 188 Mạo Khê cho biết: Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm,Công ty đã đầu tư sản xuất rau thủy canh từ 4 nhà giàn ban đầu với trị giá đầu tư 15 tỷ đồng lên đến 12 nhà giàn với trị giá trên 40 tỷ đồng. Hơn 20 sản phẩm rau, củ, quả các loại của cơ sở được phân phối tại hệ thống siêu thị, nhà hàng, bếp ăn cao cấp tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh với sản lượng trên 10 tấn/tháng. Việc trồng rau thủy canh không chỉ cung ứng các sản phẩm hữu cơ, chất lượng cao, giá trị lớn cho người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường bởi rau thủy canh không sử dụng đất trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Điều này sẽ hạn chế tối đa xả thải ra môi trường.

Trồng rau thủy canh sẽ hạn chế tối đa xả thải thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học...ra môi trường (Trong ảnh: Rau thủy canh của Công ty CP Đầu tư Song Hành)
Trồng rau thủy canh sẽ hạn chế tối đa xả thải thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học... ra môi trường. (Trong ảnh: Rau thủy canh của Công ty CP Đầu tư Song Hành)

Ở lĩnh vực chăn nuôi, những năm qua, chăn nuôi là hướng phát triển kinh tế được nhiều hộ gia đình lựa chọn. Riêng chăn nuôi lợn, toàn tỉnh hiện có khoảng 286 gia trại, trang trại được cấp giấy chứng nhận, quy mô trên 50 con là 259 cơ sở, quy mô 20 - 50 con là 349 cơ sở. Song, đây là lĩnh vực gây ô nhiễm mạnh mẽ nhất bởi phần lớn các trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư, chất thải xả trực tiếp.

Vì vậy, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải trong chăn nuôi. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 4.600 công trình khí sinh học phục vụ xử lý chất thải. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi, từ đó, không còn mùi hôi, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí. Hay như Công ty CP Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường (TP Cẩm Phả), bên cạnh phát triển sản xuất, Công ty đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo chất lượng an toàn sản phẩm, phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Ông Trần Hòa, Giám đốc Công ty CP Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường cho biết: Hiện nay, chất thải trong chăn nuôi được Công ty xử lý thành điện, thành gas bằng hệ thống biogas. Sau đó, nước thải từ hệ thống biogas có 2 hồ nước để lắng lọc xử lý nước trước khi đưa ra môi trường. Công ty còn tiếp tục xử lý bằng chế phẩm sinh học AM do đơn vị tự sản xuất nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn phát triển trong hồ lắng lọc. Do vậy, môi trường xung quanh các khu chăn nuôi lợn luôn được cải thiện và không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.

Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc nhân rộng công nghệ sinh học còn gặp nhiều khó khăn về chi phí đầu tư, tập quán sản xuất, quy mô… do đó, để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học  rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước.

Cao Quỳnh/baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,741
  • Tổng lượt truy cập92,007,470
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây