Học tập đạo đức HCM

Quẩy gùi, vác mác lội rừng đi "ăn" ong ở U Minh Hạ

Thứ hai - 06/03/2017 08:54
Mật ong rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau) từ lâu nổi tiếng cả nước bởi chất lượng mật hảo hạng. Mật ong U Minh để lâu năm không đổi màu, không biến chất và không bị đọng đường, mang hương vị đặc biệt của hoa tràm. Đây cũng là nguồn lợi tự nhiên mang lại thu nhập khá cho nhiều người thợ chuyên nghề ăn ong (lấy mật).

quay gui, vac mac loi rung di 'an' ong o u minh ha hinh anh 1

Để chuẩn bị cho một chuyến ăn ong, dụng cụ quan trọng nhất là những bó đuốc như thế này, dùng để hun khói cho ong say

Tại rừng U Minh Hạ do điều kiện sinh trưởng tốt nên các tổ ong thường rất to, có tổ dài hơn 1m, mỗi tổ ong có trung bình từ 3-5 lít mật, có khi cả chục lít. Để chuẩn bị cho một chuyến ăn ong, người thợ chỉ cần bộ dụng cụ gồm một bó đuốc làm bằng xơ dừa khô được bó chặt lại để hun khói, một thau hoặc xô đựng tàn ong, một cây dao và tấm lưới trùm đầu tránh bị ong đốt. 

 

quay gui, vac mac loi rung di 'an' ong o u minh ha hinh anh 2

Khi người thợ tiến đến tổ ong phải liên tục thổi khói vào xung quanh tổ để tránh bị ong đốt, ngạt khói ong sẽ bay ra

Hiện, hệ thống kênh rạch tại các khu rừng ở đây đã hoàn thiện nên người đi ăn ong có thể chạy xuồng máy (phương tiện di chuyển trên sông nước chủ yếu ở Cà Mau) vào rừng, lội băng qua các cánh rừng có gác kèo để ăn ong.

Kèo ong được làm bằng cây tràm già dài hơn thước, một đầu có cái nhánh con dùng làm mấu. Người gác kèo phải chọn nơi tràm trổ bông kéo dài đủ cho ong lấy mật; kế đến chọn hướng gió, hướng ánh sáng rọi vào tổ và khoảng trống để ong bay lên đi lấy mật và đáp xuống dễ dàng. Sau khi chọn được địa điểm thích hợp, người thợ ong gác chiếc kèo xiên lên cây tràm, rồi dọn sạch cành lá xung quanh để khi lấy mật khỏi bị vướng.

 

quay gui, vac mac loi rung di 'an' ong o u minh ha hinh anh 3

Việc dùng lưới che mặt là một cách bảo vệ mình, còn đối với những người có kinh nghiệm thì họ không cần dùng đến

Ông Trần Văn Nhì ở ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, người có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề ăn ong, chia sẻ: Khi đến tổ ong, người thợ sẽ dùng bó đuốc hun khói, đàn ong ngạt khói, bỏ tổ bay ra vù vù, đen kịt. Cảnh tượng này chắc chắn sẽ khiến nhiều người yếu tim phải khiếp sợ, nhưng nếu đi quen thì không sao nữa. Khi đàn ong bay ra gần hết, cũng là lúc khối mật hiện ra vàng ươm trên thân kèo, dùng dao cắt khúc tàn nhiều mật nhất và để lại một phần trên kèo, dưỡng lại cho lứa sau.

 

quay gui, vac mac loi rung di 'an' ong o u minh ha hinh anh 4

Mỗi tổ ong ở rừng U Minh Hạ thường rất to, trung bình từ 3-5 lít mật/tổ

Cũng theo ông, việc gác kèo ong đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, không phải ai gác ong cũng đến làm tổ. Người ăn ong phải chọn vị trí gác kèo sao cho có ánh mặt trời rọi vào hai cả hai bên của kèo, nghĩa là ở buổi nào, cũng phải có ánh mặt trời chiếu vào, kèo được gác chếch cỡ tầm đầu người.

 

quay gui, vac mac loi rung di 'an' ong o u minh ha hinh anh 5

Mật ong sau khi được khai thác về sẽ lượt bỏ xác ong rồi vắt hết mật từ tàn ong

Thường sau 15-20 ngày kể từ khi ong xuống làm tổ sẽ cho đợt mật đầu tiên, sau đó, cứ khoảng 10 ngày lấy được 1 đợt mật. Mật ong rừng U Minh Hạ có 2 mùa, mùa nước (mua mưa) và mùa hạn. Mật ở mùa nước bắt đầu từ cuối tháng 5 đến khoảng tháng 8 âm lịch, mùa hạn bắt đầu từ khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Vào mùa mưa, đàn ong sẽ rất hung hăng hơn, sản lượng mật cũng ít hơn so với mùa hạn.

 

quay gui, vac mac loi rung di 'an' ong o u minh ha hinh anh 6

Những giọt mật thành phẩm hấp dẫn, đẹp mắt

Mật trong mùa nước thường loãng hơn mùa khô nên có giá thấp hơn, trong mùa nước giá từ 300.000-350.000 đồng/lít, còn mùa hạn thì có giá 400.000 đồng/lít.

Tác giả bài viết: Chúc Ly

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm203
  • Hôm nay24,945
  • Tháng hiện tại1,268,215
  • Tổng lượt truy cập88,623,285
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây