Học tập đạo đức HCM

Sản xuất xăng E5: Hàng vạn nông dân hưởng lợi

Thứ bảy - 16/12/2017 10:22
Tăng cường dùng nhiên liệu sinh học không chỉ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, mà còn góp phần mang đến sự chuyển mình tích cực cho cuộc sống của người nông dân, giúp cho nhiều hộ ở các vùng xa xôi hẻo lánh có thu nhập, thoát nghèo.
 
Ethanol ở Việt Nam chủ yếu được sản xuất từ sắn 

Tiềm năng lớn

Xăng sinh học E5 thay thế hoàn toàn xăng RON 92 sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học phát triển và tái cơ cấu nông nghiệp góp phần tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp. Ông Đinh Công Chính - Phó trưởng phòng Cây lương thực, cây thực phẩm Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - khẳng định, Việt Nam có thế mạnh lớn về cây trồng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học, đặc biệt là cây sắn.

Hiện, diện tích trồng sắn đứng thứ ba sau lúa và ngô. Năm 2016 diện tích sắn cả nước đạt 570 nghìn ha (tăng 12 nghìn ha so năm 2015); năng suất đạt 191,8 tạ/ha (tăng 2,7 tạ/ha so năm 2007), sản lượng đạt trên 10,9 triệu tấn (tăng 191,9 nghìn tấn so năm 2007). 

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam đã đạt ngưỡng trên 1,5 tỷ USD. Tinh bột sắn và sắn lát Việt Nam đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu có triển vọng, được Chính phủ và các địa phương quan tâm phát triển. "Hiện nay, vai trò của cây sắn đã và đang chuyển đổi nhanh chóng từ chỗ là cây lương thực trở thành cây công nghiệp và là cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học với tốc độ phát triển cao trong những năm qua. Ước tính, sản lượng sắn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu công nghiệp chế biến, trong đó sản xuất cồn chiếm khoảng 10 đến 15% sản lượng sắn hàng năm" - ông Chính nhấn mạnh.

Nông dân được hưởng lợi

Ethanol ở Việt Nam chủ yếu được sản xuất từ sắn thái lát, do đó, người nông dân tiêu thụ được sản phẩm là đầu vào của ngành sản xuất nhiên liệu sinh học. Theo tính toán, mỗi nhà máy ethanol khi đi vào sản xuất sẽ thu mua ổn định cho khoảng 15.000 hộ trồng sắn tại các xã vùng cao của các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. 

Các nhà máy sẽ hỗ trợ nông dân về giống cũng như kỹ thuật canh tác mới và thu mua sắn để sản xuất ethanol không chỉ giúp xóa đói, giảm nghèo, mà còn giúp cải thiện cuộc sống với nguồn thu nhập ổn định cho phần lớn nông dân ở các vùng sâu, vùng xa. 

Phát triển sản xuất xăng E5 giúp nông dân thoát nghèo 

Hiện tại, một lượng lớn sắn lát khô sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và bán cho các nhà máy sản xuất bột ngọt trong nước. Việc xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài. Còn bán cho các nhà máy bột ngọt thì phụ thuộc vào các đầu mối thu mua, do vậy giá không được đảm bảo, thậm chí nhiều khi không thể tiêu thụ được nông sản. Với những cam kết mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đưa ra như hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật canh tác và thu mua ổn định... thì những khó khăn đối với người nông dân trồng sắn đã được giải quyết. Bên cạnh đó, để đảm nguồn nguyên liệu sắn lát đầu vào sản xuất ethanol, PVN sẽ áp dụng quy trình kỹ thuật trồng sắn đảm bảo đạt năng suất cao và bền vững từ khâu chuẩn bị đất, giống, thời vụ, cách trồng, chăm bón, trồng xen và luân canh đến thu hoạch và bảo quản. Việc áp dụng quy trình kỹ thuật này sẽ giúp đất phục hồi dinh dưỡng sau mỗi vụ thu hoạch và đảm bảo sản lượng cho mùa tiếp theo.

Ông Lưu Quang Thái - Chủ tịch Hiệp hội nhiên liệu sinh học Việt Nam - khẳng định, tất cả các nhà máy sản xuất ethanol của Việt Nam đều lấy sắn là nguyên liệu chính. Hiện mỗi năm sản lượng sắn củ tươi trong nước đạt khoảng 11 triệu tấn, sắn khô đạt từ 1,5-2 triệu tấn. Lượng này có thể sử dụng để sản xuất hàng triệu tấn ethanol. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu sắn hiện cũng chiếm hơn 70% giá thành sản phẩm. Vì vậy, ổn định nguồn cung sắn với giá thành hợp lý là yếu tố quyết định giá nhiên liệu sinh học của Việt Nam có thể cạnh tranh được với giá nhiên liệu sinh học nhập khẩu. 

Về phía Cục Trồng trọt quy hoạch sắn để làm nguyên liệu sản xuất ethanol theo chương trình phát triển nhiên liệu sinh học của Chính phủ đã hoàn thành dự thảo và đang trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, đến năm 2020, diện tích sắn ổn định 550 nghìn ha, năng suất sắn bình quân trên toàn quốc đạt 230 tạ/ha, sản lượng 12,65 triệu tấn. Trong đó, dành cho các cơ sở chế biến tinh bột sắn đạt 4,2 triệu tấn, sản xuất ethanol đạt 4,8 triệu tấn và xuất khẩu đạt 3,02 triệu tấn.

Ông Đinh Công Chính - Phó trưởng phòng Phòng Cây lương thực, cây thực phẩm, Cục Trồng trọt: Để đảm bảo diện tích, tăng sản lượng sắn theo kế hoạch, trong thời gian tới, cần tập trung nghiên cứu chuyển giao giống mới năng suất, chất lượng tốt kết hợp đầu tư thâm canh tăng năng suất, nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy ethanol.

 
Theo Báo Công thương
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập290
  • Hôm nay37,874
  • Tháng hiện tại813,152
  • Tổng lượt truy cập91,986,881
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây