Học tập đạo đức HCM

Sự phát triển hiệu quả và bền vững

Thứ bảy - 18/11/2017 22:01
Sau 3 năm thực hiện quyết định về hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai có 9 doanh nghiệp (DN) và 18 hợp tác xã nông nghiệp triển khai 32 dự án cánh đồng lớn. Cùng với những kết quả ban đầu, quá trình thực hiện cánh đồng lớn cũng gặp những khó khăn cần tháo gỡ.

Nhiều lợi ích cho nhà nông

Trên cánh đồng lớn ở xã An Viễn (huyện Trảng Bom), bà con nông dân phấn khởi chăm sóc từng gốc ca cao trồng xen cây điều đang thời kỳ phát triển mạnh. Mấy năm trước, khu vực này chỉ có cây điều nhưng cũng không được người dân mặn mà bởi tình trạng được mùa, rớt giá diễn ra thường xuyên. Nhiều hộ tự phát thay đổi cây trồng nhưng vẫn loay hoay chưa tìm ra lối thoát. Từ khi tỉnh Đồng Nai có chủ trương liên kết sản xuất, tiêu thụ ca cao và triển khai dự án trồng xen ca cao với cây điều để phát triển cánh đồng lớn mở ra hướng đi mới cho người nông dân. Ông Nguyễn Văn Thu, 60 tuổi, ngụ tại xã An Viễn bộc bạch: “Nhà tôi hiện có 9ha điều, tôi đã trồng xen ca cao được 4ha. Sắp tới tôi sẽ tiếp tục trồng xen toàn bộ 9ha điều và ca cao. Chủ trương hỗ trợ của chính quyền và doanh nghiệp giúp tôi yên tâm tham gia cánh đồng lớn mà không lo về giống, vốn và thị trường tiêu thụ”.

Lúa gạo là một trong những nông sản được tỉnh Đồng Nai dự kiến phát triển cánh đồng lớn trong thời gian tới. (Trong ảnh: Cánh đồng lúa ở huyện Tân Phú).  

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, yếu tố khiến nông dân bất an nhất chính là đầu ra cho sản phẩm. Từ chuối già hương đến điều, thanh long, chôm chôm… đều bấp bênh, giá cả phụ thuộc vào thời vụ và thương lái. Đối với cây ca cao do nằm trong chuỗi liên kết của dự án cánh đồng lớn, nên chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Bamboo Capital đã cam kết bao tiêu đầu ra, nên người nông dân rất yên tâm; không còn lo tình trạng trồng rồi chặt như trước. Đặc biệt, giá bán nông sản được ấn định, giảm thiểu tối đa nguy cơ rủi ro. Ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết: "Việc phát triển những dự án cánh đồng lớn với sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp-người nông dân mở ra hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp của tỉnh. Tham gia chuỗi liên kết, nông dân được hỗ trợ một phần giống, phân bón, hỗ trợ vay vốn ưu đãi, kỹ thuật trồng, chăm sóc; doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá ổn định. Những ưu đãi này tạo nên thành công bước đầu, thu hút khá nhiều DN và nhà nông tham gia dự án. Với dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất, tiêu thụ ca cao xen điều trong năm đầu, chủ dự án hỗ trợ 20% tiền giống và phân bón. Những năm sau, nông dân chỉ phải trả trước 50% tiền phân bón, phần còn lại thanh toán khi thu tiền bán quả ca cao. Công ty ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc ca cao cho nông dân trong suốt quá trình trồng. UBND tỉnh cũng hỗ trợ chi phí giống và tiền xây dựng hệ thống tưới tiêu. Đây là cái lợi rất lớn cho người nông dân".

Còn những vướng mắc cần tháo gỡ

Mặc dù mô hình cánh đồng lớn mang lại nhiều lợi ích cho nhà nông và đang được chính quyền cũng như DN quan tâm, nhưng quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn. Theo ông Lâm Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Thương mại-Dịch vụ-Sản xuất và Chăn nuôi Thanh Đức, khó khăn lớn nhất của DN và người dân là việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Bởi hồ sơ thủ tục vay vốn nhiêu khê, đến khi được giải ngân có trường hợp DN đã vuột mất cơ hội đầu tư, còn nhà nông thì phải vay nợ để kịp mùa vụ. Thêm vào đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho cánh đồng lớn chưa đạt tiêu chuẩn và việc chia thửa còn nhỏ lẻ, khó canh tác. Mặt khác, tư tưởng sản xuất tiểu nông, manh mún đang là rào cản cần khắc phục để phát triển cánh đồng lớn ở Đồng Nai. Khi tham gia dự án cánh đồng lớn, đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường khó tính.

Với chủ trương tiếp tục phát triển cánh đồng lớn như: Cà phê, chuối, lúa, xoài, tiêu… đồng thời mở rộng liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tại những cánh đồng lớn vì lợi ích của nhà nông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh nhấn mạnh: Tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan tập trung rà soát lại quá trình thực hiện, gỡ khó cho DN và nhà nông, khuyến khích và có cơ chế ưu đãi thích hợp đối với DN tham gia dự án cánh đồng lớn; chú trọng triển khai chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên tinh thần "vướng đâu gỡ đó".

YẾN LONG/qdnd.vn

 Tags: cánh đồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập264
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,917
  • Tổng lượt truy cập93,230,581
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây