Học tập đạo đức HCM

Thúc đẩy liên kết “4 nhà” trong nông nghiệp công nghệ cao

Thứ sáu - 17/11/2017 09:21
Chiều 17/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” tại huyện Thạch Thất.

Cùng dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, đại diện nhiều sở, ngành.

Sau 6 năm triển khai Chương trình số 02-CTr/TU, đến cuối năm 2016, huyện Thạch Thất có 15/22 xã về đích nông thôn mới (NTM). Năm 2017, huyện phấn đấu đưa thêm 6 xã về đích NTM. Kết quả thẩm tra đánh giá cho thấy, 6/6 xã đều đạt trên 98 điểm, đủ điều kiện báo cáo TP công nhận xã NTM. Điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất là bước đầu xây dựng được những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát huy hiệu quả tốt như: Mô hình nuôi lợn rừng (quy mô trên 10.000 con) kết hợp nuôi giun quế (10.000m2) và trồng rau hữu cơ, rau bản địa dưới tán rừng (12ha) ở xã Yên Bình; mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi diện tích 1.000m2 ở xã Đại Đồng; mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái ở thôn Trại Mới xã Tiến Xuân (trứng gà chống ung thư, tảo xoắn, trồng rau thủy canh siêu sạch theo công nghệ Nhật Bản,…)...

Các mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp cũng đem lại hiệu quả thiết thực và đi vào chiều sâu như: Mô hình chuỗi sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao của 6 HTX nông nghiệp (HTX Khánh Thượng - xã Lại Thượng, HTX Kim Quan, HTX Bình Phú A - Bình Phú, HTX Chàng Sơn, HTX Hữu Bằng, HTX Ngoại Kim - Phú Kim), mô hình sản xuất rau an toàn 10ha của xã Hương Ngải, mô hình sản xuất đu đủ 10ha của xã Dị Nậu, mô hình chuỗi thực phẩm sạch 3F tại xã Tiến Xuân, mô hình rau hữu cơ xã Yên Bình… Với lợi thế của địa phương việc phát triển kinh tế trang trại được huyện đặc biệt quan tâm, đến nay toàn huyện có 179 trang trại đem lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất.

Bên cạnh nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là trong nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân (hiện đã đạt gần 52 triệu đồng/người/năm), việc thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của huyện Thạch Thất vẫn còn những điểm cần cố gắng. Cụ thể, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn chưa nhiều. Tiến độ điều chỉnh quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết và đề án xây dựng NTM của các xã còn chậm. Công tác bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là các làng nghề còn hạn chế... Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu Chương trình số 02-CTr/TU từ nay đến cuối năm 2017 cũng như đến năm 2020, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện Thạch Thất tiếp tục tập trung cho công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức thiết thực để người dân hiểu rõ xây dựng NTM là sự nghiệp của toàn dân. “Mỗi người dân phải là chủ thể, mỗi gia đình phải đi đầu trong tham gia xây dựng NTM; không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, công nghệ sạch có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao. Khuyến khích, tạo điều kiện các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết và đề án xây dựng NTM của các xã. Quan tâm nhiều hơn tới vệ sinh môi trường, thực hiện tốt trật tự, văn minh đô thị... 
Đặc biệt ấn tượng sau khi đi thực tế thăm quan mô hình sản xuất giun quế, lợn rừng, rau hữu cơ của trang trại Hoa Viên, xã Yên Bình; khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch sinh thái tại xã Tiến Xuân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng: Đây là hướng đi của nông nghiệp hiện đại. Thành công của hai mô hình cho thấy hiệu quả của liên kết 4 nhà trong nông nghiệp công nghệ cao mà huyện Thạch Thất cần tiếp tục nhân rộng, các địa phương khác cần tìm hiểu, học hỏi. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị huyện Thạch Thất cũng như các địaphương tạo điều kiện để phát triển các mô hình tương tự, hướng tới đa mục tiêu: Phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, cung ứng nông sản san toàn cho Thủ đô và đặc biệt là tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Theo Trọng Tùng/ Kinh tế đô thị

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập463
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm462
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại846,551
  • Tổng lượt truy cập93,224,215
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây