Học tập đạo đức HCM

Thành quả bước đầu từ mô hình sản xuất rau, dưa lưới theo công nghệ Nhật Bản

Chủ nhật - 18/11/2018 19:43
Qua thực tế áp dụng công nghệ nhà kính Nhật Bản vào sản xuất dưa lưới, anh Vương thấy có nhiều ưu điểm vượt trội và độ bền màng phủ cao hơn so với một số công nghệ nhà kính khác; hơn nữa rất thông thoáng...

Khi thực trạng đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thì mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được xem là hướng phát triển phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với canh tác truyền thống...

08-17-18_508-17-18_3
Mô hình nông nghiệp CNC giúp người dân có thu nhập cao

"Tay ngang" trồng dưa lưới

Chúng tôi tìm đến mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính theo công nghệ Nhật Bản cách trung tâm TP.HCM không xa của anh Phạm Trần Vương (SN 1986, ở số 35/4, Bùi Xương Trạch, phường Long Trừng, Q.9) được đầu tư bài bản.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn dưa lưới đang thời điểm ra bông, anh Vương hào hứng khoe: “Trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao, vốn đầu tư khá lớn nhưng đầu ra không phải lo vì có công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Với giá bán luôn ổn định và cao như hiện nay thì chỉ cần sau 5 - 6 vụ là có thể thu hồi vốn”.

Theo anh Vương, toàn bộ 3.000m2 vườn dưa lưới trồng trong nhà kính đều được lắp đặt hệ thống điều khiển tự động từ công đoạn tưới nước, bón phân, điều hòa nhiệt độ... Sau khi được công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và chuyển giao kỹ thuật CNC, cộng thêm sự mày mò học hỏi tham khảo mô hình của các hộ đi trước, anh tự tin hơn.

Mặc dù là “tay ngang” trồng dưa lưới, chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng thuận lợi bước đầu khi anh được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và giới thiệu lắp đặt hệ thống nhà kính công nghệ Nhật Bản, do Công ty Cổ phần Vipesco phân phối độc quyền tại Việt Nam. Chi phí đầu tư khoảng 400 triệu đồng/1.000m², bao gồm hệ thống nhà kính (nhà màng), thiết bị, giá thể, nhân công hệ thống tưới nước bón phân nhỏ giọt tự động, giàn treo…

Anh bắt đầu trồng dưa lưới từ tháng 4 đến tháng 7/2018, quả đã đạt trọng lượng từ 1,5 - 2,5kg. Ngay trong vụ đầu tiên thu được hơn 3 tấn trái, bán cho công ty thu mua với giá sỉ tại vườn từ 35.000 -40.000 đồng/kg để phân phối vào siêu thị, tính ra vụ đầu thu được gần 100 triệu đồng.

Qua thực tế áp dụng công nghệ nhà kính Nhật Bản vào sản xuất dưa lưới, anh Vương thấy có nhiều ưu điểm vượt trội và độ bền màng phủ cao hơn so với một số công nghệ nhà kính khác; hơn nữa rất thông thoáng, giúp cây trồng quang hợp tốt và phát triển mạnh. Việc ứng dụng CNC vào hệ thống quản lý sản xuất cũng là yếu tố giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhờ đó nâng giá trị và hiệu quả kinh tế ổn định.

Hiện anh Vương đang tập trung đầu tư chăm sóc cho vụ thứ 2 nhằm phục vụ thị trường tết và hy vọng sẽ lại thêm một mùa thu hoạch dưa lưới thắng lợi…

Trồng rau '5 không'

Tiếp chuyện chúng tôi, chị Dương Thị Ngọc Giao (chủ cơ sở rau, củ, quả sạch Ngọc Thảo, ở khu phố Tân Phú 1, phương Tân Bình, TX. Dĩ An, Bình Dương) chia sẻ, gia đình chị đầu tư mô hình trồng rau ứng dụng CNC với diện tích 4.500m2. Đây được xem là vườn rau sạch kiểu mẫu ở địa phương chuyên sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tự nhiên.

08-17-18_608-17-18_7
Mô hình trồng rau công nghệ cao “5 không”

Năm 2015 chị Giao bắt đầu trồng khoảng chục loại rau, như cải ngọt, rau muống, cà chua, dưa leo... Nay chị đang trồng thử dưa lưới… Đồng thời, áp dụng theo tiêu chuẩn hữu cơ tự nhiên “5 không” (không phân hóa học, không chất bảo quản, không chất biến đổi gen, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng thuốc BVTV) nên sản phẩm rau an toàn được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Rau chủ yếu bán sỉ, có lúc người dân vào tận vườn mua. Thậm chí nhiều người còn đặt cọc mua trước mấy líp và nhờ chăm sóc, cuối tuần họ ghé vườn tự tay thu hoạch.

“Nhiều năm qua vườn của gia đình tôi sử dụng các loại màng phủ nội địa, thấy nhanh xuống cấp, chỉ một vài năm lại phải đầu tư thay mới nên rất tốn kém mà không hiệu quả. Do vậy, khi tôi được giới thiệu loại màng phủ nhà kính CNC của Nhật Bản tốt nên tôi muốn ứng dụng thử nghiệm cho vườn nhà mình”, chị Giao chia sẻ.

Theo chị Giao, trên diện tích 4.500m2 vườn rau nhà mình, chị chia đôi vườn, một nửa vẫn sử dụng màng phủ nội địa, phần còn lại sử dụng màng phủ T-5 công nghệ cao của Nhật Bản để làm đối chứng. Thực tế cho thấy so với màng phủ nội địa thì màng phủ công nghệ cao của Nhật Bản có nhiều tính năng vượt trội hơn về độ dẻo, trong và cho ánh sáng nhiều hơn.

Thực tế quan sát, sự khác biệt rất rõ khi trên mặt vườn có màng phủ công nghệ cao của Nhật Bản cho ánh sáng tốt hơn so với bên mặt vườn đối chứng. “Với kinh nghiệm trồng vườn lâu năm, tôi thấy nếu sử dụng màng phủ công nghệ cao này cho trồng rau sẽ rất có lợi, giúp cây quang hợp được ánh sáng nhiều hơn trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển”, chị Giao khẳng định.

Hiện tại, mỗi tháng chị thu hoạch 3 lứa rau, bán ra chợ cho các mối với giá cả ổn định 20.000 đồng/kg, trong khi giá rau của nông dân sản xuất theo cách truyền thống chỉ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Theo tính toán của chị, với mức lãi hiện tại khoảng 60 triệu đồng/tháng sau khi trừ các khoản chi phí SX thì sau vài năm sẽ thu hồi vốn đầu tư nhà kính.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trạm trưởng Trạm BVTV TX.Dĩ An (Bình Dương): “Trong bối cảnh đô thị phát triển mạnh, việc lựa chọn phát triển mô hình nông nghiệp đô thị hay nông nghiệp CNC là hướng đi tất yếu. Tại TX. Dĩ An, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhưng với định hướng phát triển đúng đắn cùng sự năng động, sáng tạo của người nông dân, bà con vẫn tìm được nhiều cơ hội để gắn bó và vươn lên từ nghề nông”.
MINH SÁNG/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập414
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm411
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại858,557
  • Tổng lượt truy cập92,032,286
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây