Học tập đạo đức HCM

Xây dựng, quảng bá thương hiệu nông sản cây có múi

Chủ nhật - 18/11/2018 11:51
Những năm gần đây, vấn đề xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu hàng nông, lâm, thủy sản đã được các cơ quan Trung ương, các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm, tiếp cận, triển khai. Đối với tỉnh Phú Thọ, một số đặc sản hàng nông sản đã được nhiều người biết đến như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, hồng Gia Thanh, các loại chè,... có thể xem xét để xây dựng thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, đến nay chỉ có duy nhất bưởi Đoan Hùng được đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Phú Thọ, đại diện Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản - Bộ NN& PTNT cho biết, việc xây dựng thương hiệu nông sản, đặc sản vùng miền và xúc tiến, quảng bá thương hiệu nông sản cây có múi của vùng nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Về chính sách, pháp luật: Chưa có một chương trình tổng thể về xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản chủ lực, làm căn cứ định hướng để địa phương, doanh nghiệp xác định mặt hàng, thị trường tập trung làm thương hiệu; chưa có hệ thống quy định của pháp luật thống nhất trong lĩnh vực thương hiệu; hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, hướng dẫn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý còn nhiều bất cập, khó triển khai trong thực tiễn tại địa phương; cơ chế xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa thống nhất, rõ ràng; thiếu mô hình quản lý tài sản SHTT thống nhất... 

Việc tổ chức sản xuất theo quy hoạch chưa đạt mục tiêu đề ra, nguồn nhân lực chuyên sâu làm thương hiệu còn hạn chế; nhiều tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các hoạt động của đơn vị, chưa thấy được hiệu quả, ý nghĩa thực sự của việc đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý nên chưa chủ động, tích cực thực hiện. Ngoài ra, còn những hạn chế liên quan đến công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, truyền thông quảng bá; năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường...


t6-den-trang03-1542341821
Sau nhiều năm đưa vào trồng trọt, cây bưởi đã có chỗ đứng vững chắc tại xã Sông Lô, thành phố Việt Trì.

Để triển khai việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản đảm bảo các yêu cầu được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp, có định hướng rõ ràng, có lộ trình bền bỉ, lâu dài và có thể áp dụng khả thi trong  thực tiễn, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tập trung ưu tiên các chính sách tín dụng, chính sách thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng nông sản có thế mạnh của địa phương và phục vụ xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX có thể tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng các nguồn hỗ trợ. Ưu tiên các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy tiềm lực về đất đai, tài chính, khoa học kỹ thuật, phát triển thị trường, nguồn nhân lực, thúc đẩy sự liên kết phối hợp giữa nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân để tham gia chặt chẽ, hiệu quả vào lộ trình xây dựng thương hiệu... 

Tỉnh Phú Thọ có thể xem xét xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu nông sản khi lựa chọn những đặc sản vùng miền độc đáo của tỉnh, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các Bộ, ngành trung ương xây dựng các đề tài, dự án nhằm quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp đối với hàng nông sản, trên cơ sở đó phát triển thương hiệu như: Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các hàng nông sản độc đáo của tỉnh, góp phần đưa sản phẩm tham gia các kênh tiêu thụ, phân phối lớn tại các tỉnh, các thành phố lân cận và hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc, tiến tới xuất khẩu.  

Có thể xem xét đưa ra một nhãn hiệu (logo) chung của tỉnh và trên cơ sở đó, từng đặc sản nông sản riêng rẽ của tỉnh có thể xây dựng logo riêng. Đặc biệt, cần tích cực tuyên truyền, vận động bà con nông dân tham gia vào các hội, hiệp hội, làng nghề để thống nhất quan điểm trong việc áp dụng quy trình sản xuất, hạn chế sản xuất tự phát, làm mai một danh tiếng các sản phẩm đặc sản địa phương trong mắt người tiêu dùng...

Đinh Vũ/ Báo Phú Thọ


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập280
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại791,339
  • Tổng lượt truy cập93,169,003
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây