Nhưng giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa chính thức ký hiệp định về thú y, vậy việc XK chính ngạch ở 2 trường hợp trên được hiểu như thế nào?
Theo Cục Thú y, đơn vị được Bộ NN-PTNT giao quản lý, tư vấn, giám sát lĩnh vực XNK sản phẩm động vật và nguồn gốc từ động vật, tính đến nay, Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác hiệp định thú y chính thức với 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm: Hàn Quốc (2008); Lào (2009); Đức (2009); Belarus (2010); Myanmar (2011); New Zealand (2015); Trung Quốc (2013); Thái Lan (2014); Ấn Độ (2014); Mông Cổ (2017).
Cơ quan Thú y Việt Nam có vai trò xuyên suốt quan trọng trong việc đàm phán xúc tiến XNK thịt |
Theo thông lệ quốc tế, các nước muốn XK sản phẩm động vật và nguồn gốc từ động vật sang một quốc gia khác, Cơ quan Thú y có thẩm quyền của nước XK sẽ gửi thư yêu cầu đến Cơ quan Thú y có thẩm quyền của nước NK, nước NK sẽ xem xét, bao gồm các bước sau:
Bước 1: Căn cứ vào tình hình dịch bệnh động vật của nước XK trên hệ thống dữ liệu của Tổ chức Thú y thế giới (OIE).
Bước 2: Nếu nước XK là nước an toàn hoặc có vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh được OIE công nhận, nước NK sẽ yêu cầu nước XK cung cấp các thông tin về hệ thống thú y, hệ thống phòng thí nghiệm, hệ thống giám sát dịch bệnh, giám sát an toàn thực phẩm, kiểm soát vận chuyển, giết mổ động vật, kiểm soát việc XNK động vật và sản phẩm động vật… để thực hiện phân tích nguy cơ NK.
Bước 3: Nếu nước NK chấp thuận các thông tin do nước XK cung cấp và hoàn thành việc phân tích nguy cơ sẽ thông báo cho nước XK và tổ chức thanh tra thực tế tại nước XK. Tùy từng nước có các yêu cầu thanh tra khác nhau, có nước sẽ thanh tra hệ thống và một vài DN đại diện, có nước sẽ yêu cầu thanh tra từng DN.
Sau khi hoàn thành 3 bước trên, cuối cùng hai nước thống nhất mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch XK.
Do đó, các DN đã và đang có ý định XK sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam cần phải xác định rõ, việc ký kết Hiệp định thú y và thống nhất điều kiện NK là hai việc hoàn toàn khác nhau. Không nhất thiết hai nước phải ký Hiệp định thú y mới được XK sản phẩm chăn nuôi và ngược lại, không có nghĩa hai nước đã ký kết hiệp định thú y rồi là đủ điều kiện XK sản phẩm động vật và nguồn gốc động vật.
Thực tế hiện nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thú y với 10 nước, nhưng đa phần lại chưa XK được sản phẩm động vật sang các nước này do chưa đáp ứng các yêu cầu của OIE.
Đối với Nhật Bản và Myanmar, mặc dù cơ quan thú y Việt Nam và Nhật Bản cũng như với Myanmar chưa bàn bạc, thống nhất các điều điều kiện NK, nhưng đã thống nhất được yêu cầu NK và nội dung, mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch nên các công ty đã được Nhật Bản và Myanmar thanh tra, đồng ý NK có thể XK được sản phẩm.
Một dây chuyền giết mổ hiện đại |
Và ngược lại, mặc dù giữa Việt Nam với Mỹ, Việt Nam với Úc,… chưa ký kết Hiệp định thú y, song mỗi năm các nước trên vẫn XK vào nước ta hàng ngàn tấn thịt bò, thịt lợn, thịt gà… trị giá hàng trăm triệu USD. Thậm chí có thời gian chúng ta còn mở cửa cho nhập bò sống, trâu sống nguyên con từ Úc, Ấn Độ về để vỗ béo, giết thịt với điều kiện đơn giản là cơ quan thú y của Việt Nam đồng ý cho phép nhập.
Hay đơn cử như giữa Việt Nam và Trung Quốc mặc dù đã ký kết Hiệp định Thú y năm 2013, song giữa cơ quan thú y của hai bên chưa đồng ý và thống nhất các điều kiện theo quy định của OIE. Hơn nữa, trong dữ liệu của cơ quan thú y Trung Quốc, Việt Nam vẫn là nước còn dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM), dịch tả… nên việc XNK sản phẩm động vật (trừ lợn sữa XK sang Hồng Kông) giữa hai nước đều là xuất tiểu ngạch.
Từ những dữ liệu trên có thể thấy, cơ quan thú y Việt Nam có vai trò xuyên suốt vô cùng quan trọng trong việc xúc tiến, đàm phán XK sản phẩm động vật và nguồn gốc động vật cũng như gác cửa, dựng hào rào kỹ thuật, cân đối NK thịt với các quốc gia khác. Và có một thực tế phải thẳng thắn nhìn nhận, là những năm qua chúng ta đang làm tốt công tác NK hơn là XK thịt.
Theo Cục Thú y, điều kiện tiên quyết để các nước có thể XK được sản phẩm động vật sang nước khác là phải được OIE công nhận là nước an toàn dịch bệnh hoặc phải có vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh do OIE công nhận. Hiện Việt Nam chưa có các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE và vẫn còn những dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM, dịch tả lợn, cúm gia cầm…, là trở ngại chính cho việc đàm phán XK sản phẩm chăn nuôi sang các nước. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;