Học tập đạo đức HCM

Kiếm bộn tiền từ hạt người khác vứt đi

Thứ ba - 10/07/2018 00:10
Gần 40 năm nay, bà Nguyễn Thị Ri, 70 tuổi, xã Khánh Trung B, huyện Chợ Lách (Bến Tre) kiếm bộn tiền nhờ nhặt nhạnh, thu mua hạt xoài núi người ta vứt đi để mang về lột vỏ, bán cho các nhà vườn để trồng thành cây.

Trời nắng nóng. nhưng khí thế lao động tại cơ sở chế biến hạt xoài núi của bà Nguyễn Thị Ri vẫn tất bật, nhộn nhịp, khẩn trương. Bà Ri nói, làm nhanh để kịp hoàn thành số lượng hạt xoài thành phẩm chuyển ra TP Cam Ranh (Khánh Hòa) tiêu thụ.

Bà Ri kể lại: “Tui làm nghề thu mua hạt xoài núi tại các tỉnh miền Trung, nhiều nhất là TP Cam Ranh (Khánh Hòa) đã gần 40 năm rồi. Giờ ngồi đây coi sóc 30 công nhân làm việc, còn việc nhặt hạt, thu gom, giao nhận hàng tui đã chuyển sang cho đứa con gái đảm nhận. Huyện này, có lẽ cả đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn có mỗi gia đình tui làm nghề nầy thôi”.

 

 

Bà Ri kể, chừng năm 1997 trong một lần đi thăm người thân tại Cam Ranh, bà Ri phát hiện tại đây có khá nhiều cơ sở làm bánh tráng “xoài”. Nguyên liệu làm bánh chính là từ trái xoài núi. Người ta nạo hết phần thịt xoài bên ngoài, phần hạt thì vứt đi. Thấy hạt xoài vứt đi nhiều, tiếc của bà đề nghị thu mua mang về Bến Tre để bắt đầu cho một cái nghề mới lạ: nghề tách, bóc vỏ hạt xoài để bán cho người trồng, chủ yếu là nông dân miền núi tỉnh An Giang, Kiên Giang.

Bà Ri cho hay, điều đáng nói là hạt xoài núi sau khi sơ chế, lột vỏ mang về trồng rất tốt ở miền núi do phù hợp với vùng đất sét vùng cao. Việc mua bán hạt xoài lột vỏ kéo dài quanh năm và chỉ chậm lại từ tháng 1 đến tháng 2 bởi thời điểm này xoài núi ở các tỉnh miền Trung rất hiếm hàng.

Ông Chau Lê, ngụ huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nói: “Lúc trước tôi phải đi mua hạt xoài núi tận các tỉnh ngoài miền Trung về bán lại cho nông dân. Từ hơn 20 năm nay, tôi chỉ cần gọi điện thoại là bà Ri giao hàng tận nơi, vừa nhanh, vừa rẻ, vừa có hạt xoài rất chất lượng”.

 

 

Cơ sở thu gom, bác tách hạt xoài núi của gia đình bà Ri tạo việc làm cho 30 lao động địa phương với mức thu nhập từ 200-300.000 đồng/người/ngày.

Bà Ri cho hay, tại Khánh Hòa, giá thu mua hạt xoài từ 600-700.000 đồng/bao (chừng 2.400-2.500 hạt). Sau khi vận chuyển bằng xe tải về Bến Tre, bà Ri bán lại cho thương lái từ 800-900.000 đồng/bao tùy thời điểm. Mỗi chuyến bà Ri mang về từ 80-100 bao hạt xoài, sau khi trừ hết chi phí vận chuyển, bốc xếp, bà còn lời từ 8-10 triệu đồng.

Những năm gần đây, để tạo việc làm cho trên 30 lao động nữ tại địa phương, bà Ri đã mở cơ sở gia công chế biến hạt xoài cung cấp cho thương lái các địa phương. Người lao động sẽ chặt, tách vỏ bên ngoài để lấy phần hạt xoài bên trong; lột lớp lụa bên ngoài hạt rồi giao cho người mua.

 

 

Em Nguyễn Thị Ý phấn khởi kể: “Con làm ở đây đã 3 năm rồi, ăn tiền theo sản phẩm, lột vỏ lụa mỗi bao là 50.000 đồng/bao; tách vỏ bên ngoài là 120.000 đồng/bao. Người làm giỏi có thể thu nhập trên 300.000 đồng/người/ngày, người ít hơn khoảng 200.000 đồng. Công việc khá nhẹ nhàng, nhưng phải cẩn trọng vì mủ bên ngoài vỏ hạt rất dễ gây dị ứng cho da, cho mắt…”.

Mô hình thu gom hạt xoài, bóc tách vỏ xoài của gia đình bà Ri tạo việc làm thu nhập khá cho lao động địa phương, trong đó có người cao tuổi.

Tận dụng phế phẩm bị bỏ đi để “bắt” chúng làm ra tiền; tạo nguồn nguyên liệu cây giống chất lượng cho các tỉnh trồng nhiều xoài ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long; tạo việc làm thường xuyên cho lao động tại chỗ nhất là phụ nữ và trẻ em nghèo-đó là những gì mà bà Nguyễn Thị Ri đã và đang thực hiện ở cái tuổi xưa nay hiếm.

Theo D
ân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm296
  • Hôm nay22,957
  • Tháng hiện tại290,580
  • Tổng lượt truy cập92,668,244
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây