Học tập đạo đức HCM

Tín chấp, cánh cửa đưa khách hàng thoát khỏi 'tín dụng đen'

Thứ sáu - 11/08/2017 22:24
Lãi suất cao là một trong những rào cản khiến nhiều người ngại ngần với những khoản vay tín chấp, nhưng với những ai đã từng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và vay vốn từ những nguồn "tín dụng đen" sẽ hiểu được những khoản vay tín chấp từ các ngân hàng chính là chiếc phao cứu sinh mà họ đang tìm kiếm.

Vay "tín dụng đen"

Nhớ lại thời điểm này năm ngoái, khi hàng ngày có hàng chục thanh niên mặt mày bặm trợn, xăm trổ đầy người tới nhà thóa mạ, đe dọa, anh N.Q.Y ở Thái Nguyên vẫn không khỏi rùng mình.

Do việc làm ăn khó khăn, túng thiếu tiền vốn, nên anh đã đành phải tìm đến những nguồn "tín dụng đen" để vay. Số tiền vay không phải là lớn lắm, khoảng 60 triệu đồng, nhưng ở mức lãi suất gần 100%/năm và trả lãi theo ngày, đã khiến anh dù có cố gắng làm tới đâu cũng không đủ khả năng trả khoản nợ đó.

Chậm trả nợ "tín dụng đen" có nghĩa là sẽ có những người đến đòi nợ theo cách rất “giang hồ” khiến cả gia đình anh luôn sống trong nỗi sợ hãi. Mọi chuyện chỉ chấm dứt khi một người bạn gợi ý anh đến ngân hàng vay tín chấp để trả món nợ đó và có thêm vốn làm ăn.

“Nếu không có khoản vay tín chấp đó thì không biết làm sao tôi thoát khỏi nhóm giang hồ đó,” anh Y kể lại. Anh cho biết cũng rất may vì các ngân hàng hiện đã có những sản phẩm cho vay tín chấp để những người như anh có chỗ “bấu víu”, vì làm gì có tài sản nữa để mà vay thế chấp.

Tất nhiên, vay tín chấp tại các ngân hàng thì lãi suất sẽ cao hơn vay có tài sản thế chấp. Những thông tin không đầy đủ về vay tín chấp đâu đó trên các phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội, đã khiến nhiều người có cái nhìn không thiện cảm về vay tín chấp ở các tổ chức tín dụng. 

Và vì vậy, vẫn có những người tiếp tục tìm đến "tín dụng đen" để vay tiền. Nhưng những người đã có trải nghiệm như anh Y thì cho rằng “vay tín chấp vẫn còn rẻ hơn và yên tâm hơn nhiều so với vay từ 'tín dụng đen'.”

Cánh cửa từ ngân hàng

Thực tế nhu cầu vay tín chấp trên thị trường không phải là nhỏ. Đó cũng là nguyên nhân khiến 'tín dụng đen' nở rộ khắp mọi nơi. Bắt được “sóng” đó, nhiều ngân hàng gần đây cũng đã bắt đầu giới thiệu ra thị trường những khoản vay tín chấp dành cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.

Đơn cử như là VPBank với thương hiệu 'vay tín chấp' - Vay nhanh VPBank. Vay nhanh VPBank dành cho mọi nhóm đối tượng khách hàng bao gồm nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng tiểu thương. Đặc biệt, VPBank đã ra mắt cổng thông tin duy nhất để khách hàng dễ dàng đăng ký bất kỳ khi nào có nhu cầu vay http://vaynhanhvpbank.vn/. Cổng thông tin này sẽ xóa nhòa khoảng cách giữa ngân hàng và những người có nhu cầu vay cấp thiết.

Đại diện của VPBank chia sẻ, phần lớn những khách hàng này là những nhóm khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng trước đây vì không có tài sản đảm bảo. Mỗi khi gặp khó khăn về tài chính, hoặc rơi vào những tình huống éo le không còn nơi bấu víu, họ lại thường tìm đến những nguồn "tín dụng đen". 

“Vay tín chấp từ ngân hàng sẽ mở ra một cánh cửa tới một nguồn vốn rõ ràng, minh bạch và an toàn cho những người cần gấp một khoản tiền nào đó để giải quyết nhu cầu mua hàng hóa hoặc thoát khỏi tình cảnh éo le. Đó chính là ý nghĩa của những khoản vay này đối với xã hội và nền kinh tế,” đại diện VPBank chia sẻ.

Ở vai trò lớn hơn, nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng các khoản vay tín chấp ở các tổ chức tín dụng sẽ giúp xóa bỏ dần những tổ chức "tín dụng đen" cho vay nặng lãi vì khi người dân hiểu ra thủ tục vay tín chấp dễ dàng, rẻ hơn và an toàn hơn, họ sẽ chọn vay tín chấp từ các tổ chức tín dụng.

Đại diện của VPBank cũng cho biết, kể từ khi chương trình Vay nhanh VPBank được giới thiệu ra thị trường, những phản hồi từ khách hàng là rất tích cực. Trong 3 tháng qua, đã có hơn 3.000 khách hàng giải ngân thành công.

Những con số đó nói lên một điều rằng vay tín chấp từ các tổ chức tín dụng đang ngày càng được nhiều người dân tiếp nhận và coi là một trong những nguồn hỗ trợ chính khi có nhu cầu về vốn. Nhờ đó, những người như anh Y sẽ không còn phải chịu cảnh bị đòi nợ theo kiểu giang hồ nữa.

Theo TTXVN


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm182
  • Hôm nay21,234
  • Tháng hiện tại199,801
  • Tổng lượt truy cập90,263,194
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây