Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Chủ nhật - 09/09/2018 20:26
Trong những năm qua, tỉnh ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường... theo hướng ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nấm tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa. 

Theo đó, trong lĩnh vực trồng trọt, nhiều doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, các hộ dân đã “bắt tay” vào trồng các loại rau, củ, quả trong nhà màng, lưới sử dụng hệ thống lọc nước, ống bơm và dẫn nước dinh dưỡng. Việc trồng tuân thủ nghiêm ngặt không sử dụng hóa chất, phân hóa học, thuốc trừ sâu vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Cũng từ việc ứng dụng CNSH đã tuyển chọn, lai tạo được nhiều giống mới phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh, nuôi cấy mô tế bào thực vật, nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu; phục tráng nhiều giống lúa chất lượng cao như nếp cái hoa vàng, nếp cái hạt cau; trồng khảo nghiệm giống cây cam Valencia, nhân nhanh giống dứa cayen có năng suất cao, giống hoa lan quý hiếm và giống mía chịu hạn, có năng suất cao... Ứng dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ vi sinh; sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại chỗ từ các phụ phẩm nông nghiệp phục vụ thâm canh cói giúp cải tạo đất, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ. Trong chăn nuôi đã ứng dụng thành công các quy trình công nghệ cao như tạo phôi, cấy giống truyền phôi, tinh đông lạnh...; ứng dụng công nghệ cấy truyền hợp tử bò cao sản vào bò nền và lai sind.

Ở lĩnh vực y học, đã ứng dụng thành công kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm để điều trị vô sinh tại Bệnh viên Phụ sản Thanh Hóa. Sản xuất một số sản phẩm mới trên cơ sở ứng dụng CNSH, như: Sản xuất các sản phẩm bổ dưỡng từ sinh khối nấm men bia, nghiên cứu sản xuất các loại thuốc đông dược... đây là những vấn đề mang tính xã hội cao. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao năng lực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đối với lĩnh vực môi trường, kết quả nổi bật là ứng dụng sản xuất than hoạt tính từ than bùn để làm chất lọc nước sinh hoạt; xử lý chất thải ở trại chăn nuôi lợn để sản xuất phân bón; xây dựng các mô hình chủ hộ sử dụng hầm kỵ khí, xử lý phân, nước thải..., góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và môi trường sống cho cộng đồng dân cư.

Mặc dù bước đầu đạt được một số kết quả khá tích cực, song việc ứng dụng CNSH trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhân lực nghiên cứu, phát triển công nghệ, quản lý và sản xuất, kinh doanh CNSH còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH còn thiếu đồng bộ. Nhiều mô hình ứng dụng mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm, chậm nhân ra diện rộng trong sản xuất và đời sống. Đội ngũ cán bộ chuyên môn về CNSH còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng. Kinh phí chi cho hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng CNSH còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất.

Khắc phục những tồn tại, hạn chế, đưa CNSH trở thành một trong những động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, không ít giải pháp và mục tiêu đã được tỉnh, ngành chức năng đặt ra, như: Tiếp tục tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các nông sản hàng hóa. Tổ chức sản xuất thực nghiệm, khảo nghiệm và trình diễn các kết quả nghiên cứu, ứng dụng CNSH (giống cây trồng, vật nuôi, giống nấm, chế phẩm sinh học, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật). Tạo ra phong trào ứng dụng CNSH rộng rãi trong các lĩnh vực... Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trên, trong thời gian tới, cần hơn nữa sự tham gia tích cực, chủ động của các cấp, các ngành, đơn vị trong việc nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của CNSH. Quan tâm đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các phòng thí nghiệm CNSH với trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và đồng bộ. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực, tạo bước chuyển mới trong ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước.

Tác giả bài viết: Lê Phong

Nguồn tin: baothanhhoa.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập404
  • Hôm nay50,022
  • Tháng hiện tại825,300
  • Tổng lượt truy cập91,999,029
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây