Xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, Sơn La có nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm, phù hợp để phát triển vùng sản xuất rau an toàn. Nhận thấy nhu cầu rau sạch của thị trường tăng cao, năm 2015, hợp tác xã nông nghiệp Chiềng Phú đã được thành lập với 8 hộ dân tham gia, tập trung canh tác khoảng 3,1 ha rau an toàn.
Để nâng cao năng suất và chất lượng của rau củ, Ban đại diện hợp tác xã đi học tập mô hình rau sạch ở nhiều vùng thuộc huyện Mộc Châu. Đồng thời, tham khảo thị trường tiêu thụ tại các siêu thị lớn ở Hà Nội… nhằm phát triển vùng rau an toàn; tập trung sản xuất theo hướng hàng hóa.
Mô hình sản xuất rau an toàn
Các xã viên được tham gia lớp tập huấn trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Nông dân cũng được học về thủ tục, quy trình để tham gia thẩm định, đánh giá rau an toàn.
Áp dụng vào thực tế, các hộ tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định về quá trình trồng, lựa chọn nguồn giống, chăm bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, quy trình thu hoạch, bảo quản...
Từ kinh nghiệm sẵn có và hướng dẫn kỹ thuật bài bản, mô hình rau sạch ở Chiềng Phú đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đến nay, xã đã hình thành vùng chuyên canh rau tập trung với diện tích trên 20 ha.
|
Rau được chăm sóc theo quy trình nghiêm ngặt. Ảnh: Bizmedia |
Để hỗ trợ nông dân, hợp tác xã đứng ra đảm nhận các khâu dịch vụ nông nghiệp giá rẻ. Trước mỗi vụ sản xuất, hợp tác xã sẽ hướng dẫn nông dân lựa chọn giống cây trồng phù hợp, vận động bà con xuống giống đồng loạt, đúng thời vụ nhằm tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, nâng cao năng suất.
Đặc biệt, hợp tác xã còn thực hiện bao tiêu sản phẩm, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất. Nhờ đó, sản phẩm có đầu ra ổn định hơn nhiều so với thời kỳ sản xuất manh mún trước đây.
Các sản phẩm rau, quả được kiểm soát chất lượng đất, nước, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho đến quá trình chăm sóc, thu hái và tiêu thụ sản phẩm nên được người tiêu dùng đánh giá cao.
|
Mỗi hăm hợp tác xã nông nghiệp Chiềng Phú cung ra thị trường 128 tấn rau các loại. Ảnh: Bizmedia |
Trung bình mỗi năm, hợp tác xã bán ra thị trường khoảng 128 tấn rau, củ, quả như cà pháo, mướp đắng, cà chua, bắp cải, cải mèo, cải thảo, cải ngọt và cải đông dư… Ngoài tiêu thụ nội tỉnh, các sản phẩm còn có mặt tại Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An…
Theo VnExpress
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã