Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu gạo: Lấy nhu cầu thị trường định hướng sản xuất

Thứ hai - 23/10/2017 09:03
Nhiều chuyên gia cho rằng, muốn phát triển ngành gạo, cần phải lấy nhu cầu thị trường để định hướng sản xuất trong nước, thay vì sản xuất nhiều chủng loại nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thị trường như hiện nay.
Sản xuất nhiều gạo không còn phù hợp với xu hướng

Nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, vấn đề an ninh lương thực trong thời gian gần đây không chỉ dành riêng cho hạt gạo. Do đó, việc chú trọng sản xuất thật nhiều gạo vốn đã không còn phù hợp với xu hướng thực tế. 

Cụ thể, trên thế giới có 5 quốc gia xuất khẩu gạo chính, là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan và Mỹ. Trong chỉ có 10 quốc gia tiêu thụ nhiều nhất, hầu hết tập trung ở châu Á và một phần châu Phi (chủ yếu là Ghana và Bờ Biển Nga). 

Chế biến gạo xuất khẩu tại Xí nghiệp Chế biến lương thực cao cấp Tân Túc (huyện Bình Chánh - TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Đình Huệ/TTXVN

Các thị trường này thường nhập khẩu bình quân từ 15 - 17 triệu tấn gạo mỗi năm. Các chủng loại gạo đựơc ưa chuộng là gạo Basbati, gạo thơm (Jasmine và trắng hạt dài), gạo nếp, Japonica (trắng hạt tròn), gạo tấm và gạo đồ. Tuy nhiên, được ưa chuộng nhất vẫn là loại gạo Basbati và gạo đồ. Gần đây nổi lên là gạo Japonica và gạo nếp. 

"Vì vậy, gạo Việt muốn thâm nhập thị trường sâu rộng thì phải chú trọng vào chủng loại và nhu cầu tiêu thụ gạo thế giới mới có thể đẩy mạnh tăng trưởng", ông Huỳnh Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhấn mạnh. 

Không những vậy, về phía doanh nghiệp, việc mở rộng thị trường gạo cũng cần nhiều chiến lược cụ thể, đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu. Ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Intimex chia sẻ, mặc dù nói rằng gạo tiêu thụ khắp toàn cầu nhưng chủ yếu vẫn là thị trường châu Á và châu Phi là chính. Do đó thị trường cũng mang tính khu vực. Các doanh nghiệp cũng phải xác định yêu cầu của từng khu vực để lập chiến lược sản xuất và xuất khẩu. 

Đặc biệt với sản phẩm gạo tấm và gạo nếp, trước đây chưa có thị trường yêu cầu nhiều, nhưng hai năm gần đây nổi lên là thị trường Trung Quốc nhập khẩu để phục vụ cho chế biến các loại sản phẩm từ gạo nếp và gạo tấm. Riêng gạo nếp, đến thời điểm này Trung Quốc đã nhập khẩu 2 triệu tấn. 

Từ đó cho thấy, chiến lược sản xuất cũng như liên kết sản xuất của doanh nghiệp trong nước với nông dân là theo nhu cầu thị trường để đảm bảo nguồn cung ứng cho xuất khẩu. Nếu bỏ lỡ cơ hội, thì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam vô tình trao cơ hội cho quốc gia khác phát triển sản phẩm này. 

Cần cơ chế “thoáng” 

Để ngành gạo “rộng đường” khi cạnh tranh trên sân chơi thế giới, việc lập chiến lược giảm giá thành sản xuất cho ngành gạo là một ưu thế rất quan trọng. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo chia sẻ, mặc dù có vùng nguyên liệu ổn định, bền vững, nhưng ngành gạo vẫn còn vướng nhiều khâu khác, làm tăng giá thành sản phẩm, khó cạnh tranh với các nhà xuất khẩu của quốc gia khác. Trong đó, vấn đề về thuế và vận tải, vận chuyển, cảng biển giao nhận hàng còn nhiều vướng mắt. 

Ông Huỳnh Minh Huệ cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp nhập hàng chỉ qua một cảng Cát Lái tại TP Hồ Chí Minh, nhưng cảng này lại đang quá tải, làm trì trệ thời gian giao nhận, vô tình làm tăng thêm chi phí cho vận chuyển, làm tăng giá thành sản xuất gạo, sẽ khó cạnh tranh. Trong khi lợi nhuận từ xuất khẩu gạo không cao như các mặt hàng hạt điều, cà phê, tiêu… thì việc tăng giá thành sẽ là trở ngại không nhỏ trong chiến lược phát triển. 

Do đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đề xuất Bộ Giao thông vận tải tăng cường lưu động thêm nhiều cảng nhận hàng để phân chia luồng hàng nhanh nhất. Đồng thời, điều chỉnh mức phí cho phù hợp với địa bàn giao nhận, tạo sự thuận lợi cho đường đi của hạt gạo. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tận dụng lợi thế cạnh tranh, củng cố các thị trường gần và thị trường truyền thống. Trong thời gian tới, thị trường Philippines sẽ áp mức thuế 35% cho các nước thuộc khu vực Đông Nam Á khi xuất khẩu vào thị trường này, thay vì mức thuế 40% như các nước khác. Đây là lợi thế của ngành gạo Việt Nam nên các doanh nghiệp tranh thủ có chiến lược phù hợp trong sản xuất, đảm bảo nguồn cung để ký kết hợp đồng vào Philippines. 

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) cũng nhấn mạnh, gạo Việt đã được các thị trường trên thế giới biết đến thông qua chuỗi liên kết tiêu thụ. 

Bên cạnh từng doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất và xuất khẩu lâu dài, thì Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo, xây dựng chiến lược theo từng vùng với từng chủng loại phù hợp, đảm bảo nguồn cung theo yêu cầu, tránh có chủng loại thừa nhưng thị trường không cần, có loại thị trường yêu cầu nhưng lại không đủ để cung cấp. 

Ông Đỗ Hà Nam nhấn mạnh, ngoài ra, việc đàm phán giữa Chính phủ của các nước xuất khẩu gạo và nhập khẩu gạo cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy ngành gạo phát triển. Trên sân chơi quốc tế, việc tập trung vào thị trường Trung Quốc như hiện nay sẽ mang lại rủi ro cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lẫn nông dân sản xuất lúa gạo. 

Nhưng theo ông Nam, không thể phủ nhận rằng thị trường này đang là nơi tiêu thụ rất lớn lượng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, khi hai Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc có những đàm phán và ký kết hiệp định thương mại lâu dài cũng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, vừa không bỏ lỡ một thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc. 

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo trong năm 2017 có dấu hiệu khởi sắc hơn năm 2016. Tính đến hết tháng 10/2017, cả nước xuất khẩu gạo đạt khoảng 5 triệu tấn, với kim ngạch hơn 2,2 tỷ USD. Mục tiêu xuất khẩu gạo 5,6 triệu tấn trong năm 2017 là con số dễ dàng thực hiện hơn so với năm 2016 là chỉ đạt 4,9 triệu tấn.
 
Hồng Nhung (TTXVN)
Nguôn: baotintuc.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay23,808
  • Tháng hiện tại274,351
  • Tổng lượt truy cập90,337,744
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây