Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp sạch gắn liền du lịch sinh thái

Thứ hai - 23/10/2017 11:44
Nhu cầu du lịch sinh thái gắn liền với mô hình nông nghiệp sạch có xu hướng gia tăng tại các khu vực ngoại ô TP.HCM. Chính những mô hình này đang tạo nên một sắc thái mới cho du lịch thành phố cũng như khuyến khích mở rộng hình thức canh tác nông nghiệp công nghệ cao.

Tọa lạc tại P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM, nông trại Tam Nông là một trong những đơn vị đi đầu trong mô hình đẩy mạnh hình thức canh tác nông nghiệp công nghệ cao gắn liền với hình thức du lịch. Với quy mô rộng khoảng 1 ha, nông trại này quy tụ các mô hình canh tác rau, củ và chăn nuôi theo hình thức hữu cơ mang lại hiệu quả sản xuất cao cũng như thu hút được số lượng lớn du khách đến tham quan nông trại.

5
Sự kết hợp giữa nông nghiệp công nghệ cao và du lịch tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) được đánh giá cao nhưng chưa được chú trọng.

Du lịch nông nghiệp hút khách

Đại diện quản lý nông trại Tam Nông cho hay: “Việc xây dựng nên nông trại này tập trung giải quyết 3 vấn đề chính gồm: Thu hút sự quan tâm của học sinh, sinh viên về việc trải nghiệm các công việc nông nghiệp cũng như tiếp cận mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Thứ hai, mô hình này triển khai các ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, trong đó có ứng dụng đệm lót sinh học giúp phân thải của gia súc gia cầm được khử mùi, không hôi thối nhằm giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Và thông qua mục tiêu này, nông trại đang hướng đến các thế hệ trẻ có những nhận thức mới về nông nghiệp sạch và yêu quý nông nghiệp hơn”.

Cũng theo đại diện nông trại này, dù mục tiêu xây dựng nên nông trại với mục đích nghiên cứu, tạo kích thích yêu quý ngành nông nghiệp trong thế hệ trẻ nhưng dần về sau, mô hình này nhận được sự quan tâm từ phía khách du lịch, các gia đình có nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn hoặc nơi tụ họp của các nhóm trẻ. Các du khách đến đây cũng đánh giá cao cũng như có một cái nhìn thiện cảm hơn về ngành nông nghiệp sạch.

Tương tự, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao AHTP tại huyện Củ Chi, TP.HCM đã triển khai nghiên cứu, chuyển giao mô hình nông nghiệp công nghệ cao từ năm 2014. Lượng khách đến tham quan, du lịch tại đây tăng từ 7.000 lượt năm 2014 lên gần 15.000 lượt năm 2017 và đối tượng khách tham quan chủ yếu là học sinh, sinh viên (chiếm khoảng 80%).

2
Khách du lịch được thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp sạch ngay tại Nông trại Tam Nông TP.HCM.
3
Không gian giải trí lý tưởng, gần gũi với thiên nhiên ở một quận tại TP.HCM.

Chưa được chú trọng

Theo nhận định từ phía các chuyên gia du lịch, nhu cầu tham quan trải nghiệm ở khu nông trại miệt vườn của người dân đều có xu hướng tăng đều mỗi năm từ 20-30%. Trong số này, các sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao đang được chú ý và đánh giá cao.

Tuy nhiên, các khu du lịch này hoạt động còn mang tính nhỏ lẻ và tự phát, xu hướng mở rộng quy mô chưa thực sự được quan tâm. Trên địa bàn TP.HCM hiện chỉ có Khu Nông nghiệp Công nghệ cao ở huyện Củ Chi được đầu tư với quỹ đất lớn lên đến 88 ha, nhưng cũng chỉ tập trung các hoạt động nghiên cứu, sản xuất giống rau, hoa, cá kiểng đào tạo và chuyển giao, còn du lịch sinh thái gắn kết chưa phải trọng tâm.

TS. Nguyễn Văn Bắc, Phó trưởng Văn phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, cho hay: “Dù những mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao đang mang lại hiệu quả cho cả du lịch lẫn nông nghiệp nhưng khái niệm về du lịch nông nghiệp còn khá mới mẻ và chưa phổ biến nên chính sách hỗ trợ và việc thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch này vẫn chưa được chú trọng đúng mức”.

“Muốn đẩy mạnh mô hình này, các đơn vị triển khai rất cần các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước như: Cần có chiến lược phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao lâu dài, các chiến lược quảng bá hình ảnh mô hình tương tự; cần có cơ chế hỗ trợ và một số các tiêu chí để hình thành các mô hình du lịch nông nghiệp, triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các mô hình được lựa chọn, khuyến khích nông dân tham gia mô hình… Điều quan trọng nhất là phải làm sao khi đã xác định đây là một mô hình mới, khó nhưng phải kiên trì hướng đến nhiều mục tiêu cao cả hơn là đẩy phát triển mạnh nông nghiệp sạch hữu cơ trên nền tảng kết hợp phát triển du lịch” - TS. Nguyễn Văn Bắc phân tích thêm.

4
Mô hình nông nghiệp kết hợp với du lịch đang dần trở thành xu hướng mới ở quận 12, TP.HCM.
1
Mô hình nông nghiệp sạch kết hợp du lịch sinh thái đang thu hút sự quan tâm của khách du lịch mà đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tác giả bài viết: Đức Hùng

Nguồn tin: www.nguoitieudung.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập521
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm520
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,803
  • Tổng lượt truy cập92,035,532
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây